Dạy học Văn trong nhà trường phổ thông là dạy học sinh“cách trình bày một bài văn cho tươm tất: từ chữ viết đến chấm câu,

Một phần của tài liệu Phạm văn đồng với vấn đề dạy học văn trong nhà trường phổ thông (Trang 59 - 60)

sinh“cách trình bày một bài văn cho tươm tất: từ chữ viết đến chấm câu, bố cục”[28, tr47]

Trong suy nghĩ của Phạm Văn Đồng, “dạy Văn là dạy cách viết, cách nói…dạy viết gì, nói cái gì, đồng thời dạy viết, dạy nói thế nào”[28, tr45]. Do đó, song song với việc dạy học sinh làm văn phải biết chịu khó suy nghĩ, giáo viên còn phải dạy cho các em “cách trình bày một bài văn cho tươm tất: từ chữ viết đến chấm câu, bố cục”[28, tr47]. Đây là một yêu cầu rất cụ thể và thiết thực của việc DHV trong nhà trường phổ thông. Phạm Văn Đồng từng cho rằng, không phải “mọi học sinh phổ thông của ta đều sẽ trở thành nhà văn! Nhưng học sinh của chúng ta đều sẽ trở nên những con người có công việc xứng đáng, có hoạt động nhiều mặt, đều cần viết được, nói được một cách gọn gàng, rõ rệt những điều mình muốn diễn đạt”[28,tr45].

Thực tế cho thấy, việc truyền đạt được những điều mình muốn nói tới mọi người, một điều tưởng như đơn giản nhưng lại vô cùng khó khăn. Khó khăn không phải chỉ đối với học sinh mà cả với những công chức, khó khăn không phải chỉ đối với người Việt mà còn cả đối với những công dân ở những nước được coi là phát triển. Về điểm này, có thể lấy nước Mỹ làm một ví dụ điển hình.

Trong lúc nền kinh tế của nước Mỹ rất phát triển, thu nhập bình quân cao thì tình trạng đọc và viết của công dân ở đây lại xuống cấp đến mức “báo động”. Một nhà nghiên cứu giáo dục của Trung Quốc cho biết: “Có nhiều giám đốc đã hưởng nền giáo dục cao đẳng nhưng không viết nổi một văn kiện nghiệp vụ suôn sẻ, rõ ràng, thậm chí một mảnh giấy ghi ý kiến còng vậy”[196, tr68]. Điều đó càng chứng tỏ, “ở bất cứ nước nào, dạy viết cũng là một việc khó trong giáo dục ngữ văn”[196, tr76].

Hiện nay, việc chú trọng năng lực đọc và viết trong dạy học là mối quan tâm chung của các nền giáo dục hiện đại trên thế giới. Các trường ở

Nhật thường tổ chức các cuộc “du lịch học tập” để yêu cầu học sinh “viết ký du lịch, báo cáo khảo sát”[196, tr76] là một ví dụ.

Những dẫn chứng nêu trên là một thực tế nói lên tính đúng đắn và tầm nhìn sâu rộng của Phạm Văn Đồng đối với vấn đề nhìn nhận vai trò, nhiệm vụ của nhà trường phổ thông trong việc dạy học Ngữ Văn nói chung và việc dạy học sinh cách viết, cách nói nói riêng. Luận điểm DHV phải dạy học sinh “cách trình bày một bài văn cho tươm tất: từ chữ viết đến chấm câu, bố cục”[28, tr47] của Phạm Văn Đồng nêu trên khiến cho những người làm công tác giảng dạy Ngữ văn trong nhà trường phổ thông không thể không suy nghĩ về vấn đề rèn luyện, trau dồi các kỹ năng viết văn cho các em, nhất là học sinh THPT để các em có thêm sự tự tin bước từ sân trường ra ngoài cuộc sống.

Một phần của tài liệu Phạm văn đồng với vấn đề dạy học văn trong nhà trường phổ thông (Trang 59 - 60)