Dạy học Văn trong nhà trường phổ thông là làm cho các em hiểu được “cái hay phải thấy” trong mỗi “bài văn”, “cái phong phú của

Một phần của tài liệu Phạm văn đồng với vấn đề dạy học văn trong nhà trường phổ thông (Trang 41 - 44)

hiểu được “cái hay phải thấy” trong mỗi “bài văn”, “cái phong phú của văn học, của các nhà văn ở nước ta và ở nước ngoài”[28, tr46]

Do tính chất, đặc trưng của môn học, bộ môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông có chức năng giáo dục quan trọng, có vai trò đặc biệt trong việc giáo dục nhận thức, tình cảm, mục đích, động cơ học tập cho học sinh. Điều đó lý giải vì sao dạy và học Văn giữ vị trí quan trọng trong chương trình dạy học xưa nay và là một truyền thống lâu đời của nhà trường Việt Nam, của dân téc Việt Nam.

Được học văn học trong nhà trường phổ thông, mỗi người đều có những Ên tượng riêng, có sự cảm nhận về cái hay, cái đẹp khác nhau của nó trên từng phương diện, khía cạnh, đối với sự phát triển nhân cách, tình cảm thẩm mỹ của cá nhân người học. Người thì cho rằng, môn văn là bầu trời cao rộng, giúp trí tưởng tượng của họ bay vào những xứ miền kỳ lạ với những khát vọng khám phá thế giới mới mẻ. Người khác lại thấy, “văn học chính là một cách học làm người” [166, tr71]... Vì vậy, nhiệm vụ của người giáo viên Ngữ văn là giúp học sinh cảm nhận được nếu không thể là tất cả thì cũng phải là những điểm, những khía cạnh, bình diện nào đó của cái hay, cái đẹp trong mỗi giê Văn. Chính cái đó sẽ vun đắp, xây dùng nên những tình cảm đẹp, góp phần hình thành nhân cách các em. Từ quan niệm về mục đích của việc DHV (như đã đề cập ở mục 1 ), nhận thức được vị trí, ý nghĩa của việc DHV trong nhà trường phổ thông, Phạm Văn Đồng cho rằng, nhiệm vụ trước tiên của việc DHV trong nhà trường phổ thông là làm cho các em hiểu được “cái hay phải thấy” trong mỗi “bài văn”, “cái phong phú của văn học, của các nhà văn ở nước ta và ở nước ngoài”[28, tr46]. “Cái hay phải thấy” trong quan niệm của ông là cái hay đích thực trong nghệ thuật biểu hiện, trong những “phương thức trình bày nghệ thuật” của văn chương, là cái hay từ tư tưởng, tình cảm nhân văn mà người nghệ sĩ gửi gắm vào trong đó. Chính vì thế, nhiệm vụ của hoạt động DHV trong nhà trường là làm cho học sinh nhận thức và tiếp thu được những nội dung Êy. Xác định rõ nhiệm vụ của việc DHV như vậy sẽ giúp cho giáo viên có một cơ sở khoa học, một hướng đi, một cái đích rõ ràng, cụ thể và hiện hữu hơn. DHV là dạy cái hay, cái đẹp để bồi dưỡng cho học sinh có một tâm hồn, một tư tưởng, một lẽ sống cao đẹp. Đó chính là nhiệm vụ trọng tâm nhất của việc dạy học Ngữ văn trong nhà trường nói chung.

Trong luận điểm về nhiệm vụ của việc DHV nêu trên, Phạm Văn Đồng rất coi trọng việc dạy văn học nước ngoài cho học sinh. Trong hoạt

động DHV ở nhà trường phổ thông, mảng văn học này thường Ýt được giáo viên và học sinh chó ý. Trước thực tế Êy, luận điểm trên góp phần quan trọng giúp cho giáo viên và học sinh nhìn nhận đúng hơn vị trí, vai trò của mảng văn học này trong chương trình Ngữ văn ở nhà trường phổ thông.

Đặt vấn đề, DHV không những làm cho các em hiểu được “cái hay phải thấy” trong mỗi “bài văn”, “cái phong phú của văn học, của các nhà văn” “ở nước ta” mà còn phải hiểu tất cả những cái đó trong văn học “ở n- ước ngoài” là ông đặc biệt chú ý tới tính quốc tế của văn học. Xác định rõ nhiệm vụ này, DHV trong nhà trường giúp cho các em có cái nhìn rộng rãi, sâu sắc, gần gũi và toàn diện hơn đối với văn học thế giới, rút ngắn được khoảng cách của sự khác biệt, xa lạ về tâm lý, sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nền văn hóa của nhân loại. Chính điều đó làm nên sự thân ái, gắn bó, đoàn kết giữa các dân téc trên thế giới, là nguyên nhân của sức mạnh cộng đồng mà thiên chức của hoạt động DHV trong nhà trường phải đảm nhiệm.

Mỗi tác phẩm văn học đích thực đều Èn chứa bên trong những giá trị nội dung và nghệ thuật cao đẹp. Giúp các em tù khai thác và khám phá những vẻ đẹp tiềm Èn - những “cái hay phải thấy” trong mỗi tác phẩm là quan điểm, là nguyên tắc dạy học hiện đại ngày nay (coi học sinh là “bạn đọc sáng tạo” để có sự “cộng hưởng cảm xúc” trong quá trình dạy học tác phẩm văn chương). Nguyên tắc dạy học này khắc phục được tình trạng, tác phẩm văn học, bản thân nó khi chưa có sự tác động của ông thầy vốn đã “rất hấp dẫn trẻ em” nhưng sau khi nó được trao vào tay ông thầy thì không những nó không còn giữ được tính hấp dẫn vốn có mà còn bị làm cho tồi tệ hơn, nói như Tvađốpxki thì tác phẩm đó đã trở thành “bát canh nhạt nhẽo”. Quan niệm DHV trong nhà trường phổ thông là làm cho các em hiểu được “cái hay phải thấy” trong mỗi “bài văn”, “cái phong phú của văn học, của các nhà văn ở nước ta và ở nước ngoài” không những khắc phục được tình trạng cảm thụ văn học xa rời văn bản, ngoài văn bản; hiện tượng tán rộng,

tán xa; khuynh hướng dung tục hoá văn học mà còn làm tăng tính hấp dẫn vốn có của văn chương khiến các em thêm yêu mến và say mê học tập môn học này. Đây cũng chính là cái sâu sắc, cái lớn lao trong tư tưởng giáo dục của Phạm Văn Đồng mà chúng ta cần tìm hiểu và nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Phạm văn đồng với vấn đề dạy học văn trong nhà trường phổ thông (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)