phương pháp suy nghĩ, phương pháp nghiên cứu, phương pháp tìm tòi, phương pháp vận dụng kiến thức” [28, tr46]
Với Phạm Văn Đồng, việc “rèn cho học sinh phương pháp suy nghĩ, phương pháp tư duy, phương pháp tư tưởng. Vũ trang cho cho học sinh khả năng, ý thức lòng ham muốn phát huy trí tuệ của mình, tự suy nghĩ, tự tìm tòi, tự phát hiện và giải quyết vấn đề”[29,tr5] là việc làm vô cùng cần thiết trong hoạt động dạy học nói chung.
Nói về tầm quan trọng của phương pháp học tập, Phạm Văn Đồng cho rằng, “nÕu anh vò trang được một phương pháp học tập vững vàng thì anh dùng nó suốt đời vì anh phải học mãi” cho nên phải “làm sao tìm được cách học tập hợp lý nhất, thông minh nhất, tốn Ýt công nhất mà thu hoạch nhiều nhất” và phải làm sao để “biến phương pháp thành thãi quen, làm cho nó trở thành nÒn nÕp”[ 21, tr1]. Trong dạy học bất cứ môn gì, ở cấp học nào, theo ông, chúng ta cũng phải chú ý đến điểm này. Trong suy nghĩ của nhà giáo dục này, “không có phong cách (phương pháp) thì không có nền khoa học chân chính và không có nó thì làm gì có nền giáo dục giàu tính hiện đại và tính dân téc, không có nó thì làm gì có giáo dục là quốc sách hàng đầu, tương lai của dân tộc” [44, tr27]. Từ quan niệm đó, theo ông, muốn cho học sinh yêu thích văn học, muốn học tốt môn Văn thì song song với việc phải bỏ lối dạy học “theo điệu sáo”, giáo viên nên dạy cho học sinh “phương pháp suy nghĩ, phương pháp nghiên cứu, phương pháp tìm tòi, phương pháp vận dụng kiến thức…của mình”[28, tr46]. Đề nghị nh thế bởi ông cho rằng,
“bộ óc của con người có thể phát huy được tất cả cái hay, cái mới và phát huy mãi mãi ”[28, tr49].
Tìm hiểu quan niệm của Phạm Văn Đồng về phương pháp nói chung, chóng ta thấy, trong quan niệm của ông, phương pháp chính là con đường, là điều kiện, là mục tiêu để con người tồn tại, phát triển và hội nhập thế giới. Chính vì vậy, ông đề nghị chúng ta nên suy nghĩ và nghiên cứu một cách có chiều rộng và bề sâu về phương pháp dạy và học để từ đó có thể tìm ra “một cách dạy văn tốt nhất”. Ông luôn mong muốn những người làm công tác dạy học nói chung và các thầy cô giáo dạy Ngữ văn nói riêng phải dành nhiều thời gian, tâm huyết hơn nữa cho vấn đề này. Theo ông, chúng ta có đầu tư bao nhiêu cho việc tìm ra phương pháp dạy học tối ưu “cũng không thừa” [44,tr3] bởi chúng ta nói đến vấn đề phương pháp dạy và học là “chúng ta đang đụng đến vấn đề tư duy của con người mà tư duy trong lĩnh vực khoa học cũng như trong lĩnh vực nghệ thuật là vô cùng”, “vũ trụ vô cùng...tư duy cũng là vô cùng”[187,tr5].
Với việc DHV còng như dạy các môn học khác, Phạm Văn Đồng đề nghị: “Làm sao giê học là cơ hội để thầy trò thảo luận, tranh luận” [44, tr51], “tránh tham lam, nhồi nhét, tránh lối học vẹt, chỉ cần học thuộc lòng điều thầy giảng, đến lúc trả bài thì trả lại cho thầy[44, tr 46,47]. Văn học gắn bó máu thịt với đời sống xã hội. Vì vậy ông cho rằng, điểm gặp nhau giữa phương pháp DHV với phương pháp dạy học các môn học khác là làm cho nội dung bài học có sự gắn bó, tác động thực sự đến nhận thức của học sinh, làm diễn ra quá trình “hoạt động bên trong” của chủ thể người học để từ đó các em rót ra những điều cần học, cần biết, đem lại cho các em sù suy nghĩ rộng hơn, lòng ham muốn phấn đấu vươn lên thành những người có nhân cách, làm nên những việc tốt, trở thành con người tốt.
Trong thực tế, có thể lấy một ví dụ có thật rất thuyết phục về một bà lão trình độ văn hóa “chỉ mới hết líp 5 bổ túc văn hóa xưa” mà biết cách học
để giúp cháu “tự học” được toán líp 1, líp 2 [181]. GS. Nguyễn Cảnh Toàn cho rằng, người thầy giáo giỏi là người có “con mắt tinh tường”, là người nhìn thấy phương pháp ở khắp nơi để đem đến cho học trò của mình “cách tự tìm ra kiến thức”. “Người thầy giáo dở là người chỉ đem kiến thức cho học trò” [141, tr9]. Xét trong trường hợp này, tuy bà lão không phải là người làm nghề dạy học nhưng lại có tố chất “của một người thầy giáo giỏi” có phương pháp tự học và biết cách dạy học rất đáng để cho những người làm công tác giảng dạy trong nhà trường chúng ta phải suy nghĩ. Ví dụ trên cũng là một minh chứng cho quan niệm của Phạm Văn Đồng về tầm quan trọng của vấn đề phương pháp. Ông từng quan niệm, có thể ở nhà trường "anh học không giỏi vì lẽ này, lẽ nọ”, nhưng anh biết được phương pháp học tập, phương pháp nghiên cứu khoa học, cộng với ý chí học tập, thì ngày mai, ngày kia, anh có thể trở nên “một chuyên gia giỏi”.
Quan niệm mới về tri thức đã đánh giá rất cao vai trò của phương pháp trong việc hình thành phẩm chất của người học. Một nhà nghiên cứu về phương pháp cho rằng, “kiến thức phương pháp là kiến thức siêu kiến thức trong việc hình thành phẩm chất khoa học cho sinh viên cũng như trong việc đánh giá hiệu quả đào tạo” [92, tr190]. Phương pháp dạy học hiện đại coi vai trò của giáo viên được là nhà sư phạm (thực hiện quá trình dạy học và giáo dục), nhà nghiên cứu khoa học (để nghiên cứu nhằm đào tạo sâu và mở rộng kiến thức về khoa học giáo dục, phục vụ cho công tác giảng dạy và giáo dục), nhà quản lý và lãnh đạo (quản lý nhà trường, líp học, lãnh đạo quá trình dạy học), nhà ngoại giao kết nối gia đình - nhà trường và các lực lượng xã hội trong việc chăm sóc, vun trồng thế hệ trẻ) [85, tr3]. Nhà tâm lý học Nga V.Cuzơmina lại ví “hoạt động của người giáo viên ở chõng mực nào đó, giống với hoạt động của một nhà khoa học, một nhà văn, một nghệ sĩ” [120, tr11]. Quan niệm như vậy là sự đánh giá đúng đắn vai trò của người dạy trong việc sử dụng tri thức về phương pháp để đạt được mục đích,
mục tiêu của việc dạy học chú trọng vào sự phát triển và khai thác trí thông minh, tài sáng tạo của học sinh.
Phạm Văn Đồng cho rằng, hiệu quả của giáo dục phụ thuộc vào cả hai yếu tố người dạy và người học: “Người thầy giảng bài về khoa học tự nhiên hay khoa học xã hội phải biết giảng cái gì và giảng như thế nào, còn người học thì phải biết mình học cái gì và học như thế nào” [ 44, tr75].
Quan điểm của ông về phương pháp dạy học ở nhà trường phổ thông nói chung (trong đó có môn văn) là không nên tham dạy nhiều kiến thức mà nên chú trọng tập trung vào những vấn đề cốt lõi, thiết thực. Theo ông, “bí quyết quan trọng bậc nhất là phương pháp học tập, hay nói một cách khác là phong cách học tập …Phong cách này là những gì tốt đẹp nhất của dân téc mình của các dân téc khác, của cả loài người”[44, tr.25].
2.3.3. Dạy học Văn trong nhà trường phổ thông để “lúc ra đời”, khi “phải nói, phải viết”, các em có thể “xoay xở” được [28, tr44] khi “phải nói, phải viết”, các em có thể “xoay xở” được [28, tr44]
Một tác giả Mỹ - Chủ tịch Quỹ quốc gia Mỹ về nghệ thuật than phiền về tình hình học văn, viết văn của thanh niên Mỹ như sau: “Trong lóc thu nhập quốc dân tăng trưởng đến một mức độ khó tưởng tượng nổi, các ngành nghệ thuật, đặc biệt là văn học, lại suy giảm đáng kể”. Về khả năng viết nói chung của giới trẻ Mỹ, ông cho biết: “Nước Mỹ văn minh, nước Mỹ hiện đại còn khèn khổ do một người chị em của sự thiếu đọc gây ra: Năng lực viết văn kém. Năm 2004 vừa qua, Hiệp hội các trường đại học đã báo cáo rằng, họ đã phải chi hàng năm khoảng 3,1 tỉ USD cho việc tái đào tạo khả năng viết lách của các công dân trí thức Mỹ, và điều đó thực quả là một sự thật đáng xấu hổ về trình độ đội ngò sinh viên ra trường”[180].
Tìm hiểu quan niệm của Phạm Văn Đồng về cách DHV trong nhà trường phổ thông nêu trên và liên hệ với thực tế đời sống, chúng ta càng thấm thía ý nghĩa của luận điểm mà ông gợi ý – DHV ở trường phổ thông để “lúc ra đời”, khi “phải nói, phải viết”, các em có thể “xoay xở” được. Luôn
đề cao vai trò của việc ứng dụng tri thức từ sách vở vào cuộc sống, ông đề nghị: “Giáo dục gắn với đời sống là phải gắn với đủ các mặt kinh tế, chính trị, văn hoá. Nhà trường phải sống đời sống của nhân dân. Vì không có việc lớn nào ở bên ngoài lại không dội vào nhà trường, ngược lại, nhà trường lại phải phát huy ảnh hưởng đối với bên ngoài, đối với xã hội Tất cả các môn học: toán, lý, hoá, văn, sử, địa, …đều có thể liên hệ với đời sống, và càng liên hệ sâu bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Cố nhiên, sự liên hệ đó phải theo đúng tinh thần của chương trình học do Bé quy định”[27,tr.14].
Đề cao việc gắn lý thuyết với thực tế như vậy bởi theo ông, “toàn bộ nội dung giáo dục phổ thông là một khối thống nhất” và “đều phải thấm nhuần tinh thần kỹ thuật tổng hợp, đều phải hướng nghiệp cho học sinh” [43, tr3-4]. Nhấn mạnh tính ưu việt và nhiệm vụ của nhà trường XHCN, Phạm Văn Đồng mong muốn những người làm công tác giáo dục phải làm sao để “việc giảng dạy và học tập ở nhà trường thấm đậm đời sống thực, học sinh ngay từ lúc còn đi học đã sống thực sự với xã hội chung quanh”[43, tr3- 4]. Đây còng chính là quan điểm học đi đôi với hành, lý thuyết gắn với thực tế mà Hồ Chủ Tịch thường xuyên quán triệt trong công tác giáo dục nói chung.
Nguyên lý học đi đôi với hành, học tập để phục vụ cuộc sống, học tập phải căn cứ vào thực tiễn, học tập phải do đời sống quy định là một trong những nguyên lý dạy học mà trong bất cứ hoàn cảnh nào Phạm Văn Đồng cũng yêu cầu nhà trường phải chú trọng. Ông quan niệm rằng, “chỗ đánh giá cuối cùng cái đóng góp cho sự nghiệp xây dựng Tổ quốc của thế hệ đã qua, đánh giá cái công nhà trường là căn cứ vào thành tích, tác dụng của nó trong đời sống sản xuất, chiến đấu” [19, tr84].
Từ quan niệm đó, theo Phạm Văn Đồng, DHV trong nhà trường phổ thông không chỉ nhằm giúp các em đáp ứng được yêu cầu học tập trong nhà trường trước mắt mà cuối cùng là để phục vụ cho đời sống, cho công việc,
cho sự phát triển, hoàn thiện sau này của mỗi học sinh. Ông phân tích: “không phải mọi học sinh phổ thông của chúng ta đều sẽ trở nên nhà văn! Nhưng học sinh của chúng ta đều sẽ trở nên những con người có công việc xứng đáng, có hoạt động nhiều mặt, đều cần viết được, nói được một cách gọn gàng, rõ rệt những điều mình muốn diễn đạt”. Vậy nên, việc học Văn ở trường phổ thông là để: “lúc ra đời”, khi “phải nói, phải viết”, trước “những cảnh ngộ và sự cần thiết” phải diễn đạt “những điều xa lạ vô cùng với “sách vở” nhà trường” thì các em có thể “xoay xở” được [28, tr45].
Xác định nhiệm vụ của việc DHV theo quan niệm của Phạm Văn Đồng là một việc làm rất quan trọng và cần thiết trong hoạt động DHV trong nhà trường phổ thông nói riêng và DHV trong nhà trường nói chung. Xác định đúng nhiệm vụ của việc DHV nh thế sẽ tránh được lối dạy, học đối phó, dạy, học thụ động hay lối “học gạo”, “học vẹt” như Chủ Tịch Hồ Chí minh từng nhắc nhở.
Quan điểm của Phạm Văn Đồng về nhiệm vụ của việc DHV nh trên là tư tưởng giáo dục hướng vào cuộc sống, vì cuộc sống thực tế của người học. Điều này góp phần quan trọng vào việc đổi mới tư duy trong quan niệm của chúng ta về giáo dục. Đó là sự thay đổi quan niệm từ giáo dục vì “ứng thí”, giáo dục vì “khoa cử” sang giáo dục vì sự phát triển toàn diện tố chất của người học. Xác định đúng nhiệm vụ học tập môn Văn nh trên là góp phần định hình được một phương pháp luận đúng đắn cho việc DHV trong nhà trường phổ thông nói riêng và trong nhà trường nói chung.
Quan niệm của Phạm Văn Đồng về mục đích của việc DHV nêu trên đã chứng tỏ được sự hiểu biết sâu sắc của ông về lĩnh vực DHV trong nhà trường phổ thông nói riêng, vấn đề văn học nhà trường nói chung.
Trong lịch sử DHV ở nhà trường phổ thông, một trong những hậu quả tiêu cực của việc không nắm và vận dụng được nguyên lý dạy học hướng vào cuộc sống là sự chán nản trong học tập của học sinh đưa đến việc
chán dạy của giáo viên. Thực tế đã có hiện tượng: trong các giáo viên chán dạy thì “giáo viên văn đang là những người chán dạy nhất”. Trong các môn mà học sinh chán học thì “các em đang chán môn văn nhất”[53, tr62].
Có lẽ một trong những nguyên nhân của tình trạng trên là do các em chưa nhận thức thật đúng được vị trí, tầm quan trọng của môn Văn trong đời sống của mình. Để có thể thực hiện tốt cuộc cánh mạng về phương pháp DHV đang diễn ra khá sôi động trong nhà trường hiện nay, việc thiết thực đầu tiên cho những người làm công tác giảng dạy Ngữ văn trong nhà trường phổ thông là giúp các em nhận thức đúng đắn mục đích của việc học môn Văn trong nhà trường là vì cuộc sống thực tại cũng như lâu dài của người học chứ không phải chỉ để “kiếm mảnh bằng đại học”(như Phạm Văn Đồng từng nhiều lần nhắc nhở). Làm cho học sinh ý thức đúng được nhiệm vụ của việc học Ngữ Văn như trên là việc làm vô cùng cần thiết của nhà trường phổ thông, nhất là nhà trường THPT, cấp học mà các em rất dễ có sự học lệch, học đối phó vì động cơ chọn nghề khác nhau của mỗi học sinh. Điều đó càng khẳng định tính khoa học và thời sự trong luận điểm của ông về việc DHV trong nhà trường phổ thông để “lúc ra đời”, khi “phải nói, phải viết”, các em có thể “xoay xở” được [28, tr44].