nhà trường phổ thông
Trong bất cứ hoạt động nghề nghiệp nào, Phạm Văn Đồng cũng đặt vấn đề “chuyên” và “tinh” đối với những người thuộc lĩnh vực chuyên môn Êy. Theo ông, làm nghề gì chúng ta cũng phải am hiểu thông thạo và tinh tường nghề nghiệp chuyên môn của mình. Ông từng nói: “Làm kỹ sư thầy thuốc mà dốt thì nguy hiểm lắm. Làm cái cầu để cầu sập, chữa bệnh làm người ta nặng thêm” là để nhấn mạnh tầm quan trọng của vấn đề năng lực nghề nghiệp của mỗi người trong xã hội.
Đối với hoạt động DHV trong nhà trường phổ thông, ông luôn đề nghị: Chúng ta phải suy nghĩ nhiều, suy nghĩ sâu để tìm ra một cách dạy học văn tốt nhất. Mét trong những vấn đề mà người giáo viên phải suy nghĩ để tìm ra cách DHV như Phạm Văn Đồng mong muốn đó là sự nhận thức rõ ràng, sâu sắc về vấn đề năng lực nghề nghiệp của người giáo viên ngữ văn hiện nay. Đây có thể coi là vấn đề lý luận thuộc phạm vi nghiên cứu của bộ môn Lý luận và phương pháp DHV, một lĩnh vực khoa học đang cần rất nhiều sự đầu tư nghiên cứu và tâm huyết của các nhà khoa học.
Có thể hiểu, “giáo viên là từ chỉ một tầng líp người trong xã hội hành nghề bằng giáo dục, dẫn dắt thế hệ trẻ bằng việc truyền đạt tri thức, văn minh của loài người làm cho thế hệ trẻ trở thành những con người thích ứng với yêu cầu của từng thời đại...Giáo viên là người bắc chiếc cầu nối giữa quá khứ và tương lai” [120, tr.11].
Theo một nhà nhà nghiên cứu về phương pháp, hiện nay, trên thế giới, việc quan tâm, nghiên cứu những vấn đề thuộc về giáo dục đang được đặc biệt chú ý. VÊn đề nghiên cứu “nghề dạy học” đã trở thành một đối tượng nghiên cứu của khoa học: “Ở nhiều nước tiên tiến đã xuất hiện các bản điều lệ về nghề nghiệp sư phạm”[120, tr11].
Trong hoạt động dạy học Ngữ văn cũng như dạy học bất cứ môn học nào, đối với người giáo viên, việc nhận thức đúng chức năng, đặc trưng lao động nghề nghiệp đặc thù cũng là một vấn đề cần thiết. Việc xác định được những tiêu chí, năng lực nghề nghiệp của mỗi giáo viên sẽ giúp họ tự phác hoạ được rõ nét hơn chân dung của chính mình để có ý thức hơn trong việc trau dồi, bồi dưỡng những năng lực sư phạm nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Càng hiểu rõ những yếu tố nói trên bao nhiêu thì người giáo viên càng có điều kiện thành công bấy nhiêu. Trong thực tế, đã có không Ýt giáo viên Ngữ văn không xác định được những tiêu chí, năng lực cần thiết đối với nghề nghiệp chuyên môn của mình. Điều này gây nhiều khó khăn, lúng túng cho họ khi tác nghiệp.
Những điều kiện, yêu cầu cũng như tiêu chí về người giáo viên Ngữ văn rất phong phó. Trong khuôn khổ luận văn này, chóng tôi chỉ đề cập đến những tiêu chí, năng lực đặc trưng cơ bản nhất của một người giáo viên Ngữ văn trong nhà trường phổ thông hiện nay.