Hứng thó trong học tập Ngữ văn của học sinh

Một phần của tài liệu Phạm văn đồng với vấn đề dạy học văn trong nhà trường phổ thông (Trang 98 - 100)

Phạm Văn Đồng quan niệm, người “thầy giáo tốt” là người biết biến quá trình học tập của học sinh thành “những chuyến du lịch” đầy hấp dẫn. Bởi vậy, không chỉ riêng môn văn mà với bất cứ môn học nào, giê học cũng là khi các em được thoả mãn niềm mong đợi, chờ mong của mình. Đối với hoạt động dạy học trong nhà trường, theo ông, người thầy giáo phải luôn ý thức một điều phải làm sao để “lúc thầy, cô lên líp là lúc các em đều hứng thú… mong đợi trong bài giảng có những sự kiện giàu tính giáo dục, những câu chuyện hay, những bài thơ thó vị, và những điều hấp dẫn khác…" [44, tr 51].

Trong các môn học ở nhà trường, có thể nói, môn Ngữ văn là một môn học có nhiều nội dung gần gũi có khả năng gây hứng thó cho học sinh nhiều nhất. Vì vậy, nếu khéo léo, giáo viên rất dễ gây được hứng thó cho học sinh. Ku-Đô-Ri-A-Sếp cho rằng, “hứng thó đối với văn học không chỉ là khơi dậy lòng khát khao cái mới mà là những cảm xúc thẩm mỹ dạt dào”. Việc tạo ra những “cảm xúc thẩm mỹ” thực sự bền vững “có khả năng dung dưỡng tinh thần con người”, là cái đẹp thẩm mĩ, trong nghĩa đúng đắn và toàn diện của từ này là một điều đặc biệt cần thiết trong mỗi giê DHV.

Nói về tầm quan trọng của việc tạo hứng thó cho học sinh trong quá trình dạy học Văn ở nhà trường, có ý kiến cho rằng: “Nếu thế hệ trẻ không yêu văn học, thì khó nói đến một xã hội phát triển lành mạnh. Nếu việc dạy văn và học văn ở nhà trường mà khiến cho thế hệ trẻ xa lánh văn chương và ở các gia đình ngay từ thời thơ bé, trẻ em không còn được nghe mẹ hát ru thì khó có được những thế hệ người có khả năng phát huy giữ gìn truyền thống dân tộc”. Chính vì thế, dạy Văn, dạy cho học sinh yêu mến và đam mê văn học là một trong những yếu tố làm nên cái “hạnh phóc lớn”(Tố Hữu), của những người làm công tác dạy học môn học này. Dạy văn là dạy cách làm người. Do đó, không tạo nên những rung động thẩm mỹ sâu sắc, không khiến người ta say mê học tập thì dạy và học văn không thể là một niềm vui

lớn, một “hạnh phóc lớn”.Trong hoạt động DHV trong nhà trường phổ thông, việc tạo ra những cảm xúc như vậy, thật không phải là điều đơn giản.

Trong thực tế dạy học Ngữ văn, có rất nhiều giê học mà cả giáo viên và học sinh đều cảm thấy thoải mái, thích thó nhưng hiệu quả học tập lại không cao, không đáp ứng được yêu cầu của bài học. Trong những giê học Êy có thể các em được thỏa mãn một nhu cầu nào đó nhưng sự giải tỏa các chức năng văn học cũng như sự tác động của nó đến các em lại không nhiều.

Đặng Thai Mai từng cho rằng: dạy Văn là “làm cho các em yêu văn, thích văn, bồi dưỡng cho các em một “khẩu vị” lành mạnh, một nếp suy nghĩ … thật sự có giá trị văn chương”[106,tr10]. Do vậy, cái được coi là “hứng thú” trong giê dạy học Ngữ văn là cảm giác được thoả mãn nhu cầu tìm hiểu, khám phá và thể hiện năng lực văn học của học sinh mà mục tiêu dạy học môn này là thước đo cao nhất để đánh giá, nhận xét bản chất đích thực của những hứng thó đó. Trong hoạt động dạy học Ngữ văn, tạo được hứng thó thực sự của học sinh là góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả cho môn học này.

Một phần của tài liệu Phạm văn đồng với vấn đề dạy học văn trong nhà trường phổ thông (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)