1. Kiến thức
-Trả lời được các câu hỏi:Thế nào là Giamr phân?Thụ tinh là gì?ý nghĩa của 2 quá trình này đối với sự duy trì bộ NST qua các thế hệ cơ thể ở sinh vật sinh sản hữu tính - Mụ tả đợc diễn biến của quỏ trỡnh biến đổi NST trong quỏ trỡnh giảm phõn -Giải các bài tập có lien quan đến nguyên phân và phát sinh giao tử
2. Kü n¨ng
- Tiếp tục phát triển kỹ năng quan sát, phân tích kênh hình,so sánh,suy luận và khái quát hóa
3. Thái đô: tích cc hoc tâp.
4. Đinh hướng phát triển năng lưc.
– Năng lực tự học : Xác định nhiệm vụ học tập trả lời được các câu hỏi : Thế nào là giảm phân ? Thụ tinh là gì ? Ý nghĩa của hai quá trình này đối với sự duy trì bộ NST qua các thế hệ cơ thể ở sinh vật sinh sản hữu tính.
– Năng lực giải quyết vấn đề : Phân tích được tình huống học tập trong sách, khi thảo luận bài học, khi giải bài tập về diễn biến của quá trình biến đổi NST trong quá trình giảm phân, bài tập có liên quan giảm phân và sự phát sinh giao tử.
– Năng lực hợp tác : Chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, tích cực thảo luận.
– Năng lực tính toán : Giải được các bài tập có liên quan giảm phân và sự phát sinh giao tử.
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: Tranh phóng to các hình 17.1,17.2,17.3,17.4,17.5 - Học sinh: học thuộc bài cũ
III. Hoạt động dạy học 1.Ổn định tổ chức
2. Bài mới
A.Hoạt động khởi động
– Mục tiêu : + Tạo hứng thú học tập : GV tổ chức cho HS khởi động lớp học
+ Tạo “Tình huống có vấn đề”, câu hỏi nhận thức : Bằng cơ chế nào mà bộ NST của loài sinh sản hữu tính (2n) được duy trì nguyên vẹn từ bố mẹ sang con cháu ? Tế bào sinh dục tham gia vào quá trình tạo ra cơ thể mới phải có bộ NST như thế nào so với tế bào sinh dưỡng ? Chúng được hình thành như thế nào ?
– Nội dung : Xem trang 88 sách HDH KHTN 9.
– Phương thức tổ chức : GV tổ chức cho HS thảo luận, trả lời các câu hỏi học sách HDH KHTN 9.
– Sản phẩm : Các ý kiến trả lời của HS.
B.Hoạt động hình thành kiến thức
– Mục tiêu : Trả lời được các câu hỏi : Thế nào là giảm phân ? Thụ tinh là gì ? Ý nghĩa của hai quá trình này đối với sự duy trì bộ NST qua các thế hệ cơ thể ở sinh vật sinh sản hữu tính. Mô tả được diễn biến của quá trình biến đổi NST trong quá trình giảm phân.
– Nội dung : Xem trang 88-91sách HDH KHTN 9.
– Phương thức tổ chức : GV hướng dẫn HS quan sát, phân tích hình rồi thảo luận, trả lời các câu hỏi trong mục B để tự khám phá tri thức về giảm phân và thụ tinh.
– Sản phẩm : HS tự lực hình thành kiến thức mới.
Hoạt động 1: Tìm hiểu Khái niệm giảm phân
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung
- GV yêu cầu HS quan sát hình 17.1thảo luận nhóm trả lời 3 câu hỏi SGK 88
+ Để tạo ra 4 tế bào con, cần mấy lần phân chia từ một tế bào ban đầu.
+ Hãy so sánh bộ NST ban đầu và bộ NST của các tế bào là sản phẩm của các lần phân chia đó?
+ Hãy cho biết giảm phân là gì.
– Quan sát hình 17.2 và cho biết trước khi bắt đầu giảm phân I : + NST trong nhân tế bào có mức độ xoắn như thế nào?
+ NST ở trạng thái đơn hay kép.
- HS quan sát hình thảo luận nhóm
- Rút ra kết luận.
- Các nhóm thảo luận, thống nhất ý kiến và nêu được:
+Để tạo ra đc 4 tế bào con càn 2 lần phân chia từ 1 tế bào mẹ ban đầu
+Lần I, số NST giảm đi một nửa.
Lần II, số NST giữ nguyên
+Giảm phân là hình thức phân bào diễn ra ở tế bào sinh dục chín, gồm hai lần phân bào liên tiếp nhưng NST chỉ nhân đôi có một lần ở kì trung gian trước lần phân bào I (giảm phân I). Lần phân bào II (giảm phân II) diễn ra sau một kì trung gian rất
159
ngắn. Tiến trình này đảm bảo cho sự tạo ra các giao tử đực (tinh trùng) và giao tử cái (trứng) có bộ NST đơn bội (giảm đi một nửa).
+ NST trong nhân tế bào có mức độ xoắn cực đại, NST có dạng sợi mảnh.
+ NST ở trạng thái kép. Vì mỗi NST đã tự nhân đôi.
I.Khái niệm giảm phân
(SGK)
Hoạt động 2: Tìm hiểu các giai đoạn của giảm phân
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung
- GV yêu cầu HS quan sát hình 17.3thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi SGK 89.90
– Quan sát hình 17.4 và hãy cho biết NST biến đổi như thế nào ở kì đầu giảm phân
GV cho HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi:Ở kì trung gian trc giảm phân 2 NST ở dạng đơn hay kép?Vì sao?
– Hãy quan sát hình 17.5 thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi SGK/90,91 :
- HS quan sát hình thảo luận nhóm
- Rút ra kết luận.
- Các nhóm thảo luận, thống nhất ý kiến và nêu được:
– Giảm phân I có các giai đoạn : kì đầu I, kì giữa I, kì sau I, kì cuối I.
– Sự sắp xếp của NST ở kì giữa I : NST kép xếp thành hai hàng theo từng cặp. Sự di chuyển của NST ở kì sau I : mỗi NST kép trong cặp tương đồng tách ra di chuyển về một cực của tế bào.
– Kết quả của giảm phân I là tạo ra 2 tế bào con, mỗi tế bào con có số lượng NST giảm đi một nửa so với tế bào mẹ.
– Hãy nhận xét về sự thay đổi trạng thái xoắn : NST dần đóng xoắn từ sau khi nhân đôi ở kì trung gian đến kì đầu I, tiếp tục đóng xoắn đạt mức cực đại ở kì giữa I ; mức độ hiện rõ NST dần dần qua các giai đoạn của giảm phân I, đến kì giữa I là rõ nhất.
-NST co ngắn, dày lên, tiếp hợp và bắt chéo ở từng cặp tương đồng.
-HS nêu đc: – Ở kì trung gian trước giảm phân II, NST ở dạng kép. Vì NST kép phân li về 2 cực tế bào ở kì sau I.
- HS quan sát hình thảo luận nhóm
- Rút ra kết luận.
II.Các giai đoạn của giảm phân
1.Giảm phân 1
2.Giảm phân 2 (SGK)
- Các nhóm thảo luận, thống nhất ý kiến và nêu được:
+ Giảm phân II gồm có các giai đoạn : kì đầu II, kì giữa II, kì sau II, kì cuối II.
+ so sánh hiện tượng xảy ra với tâm động của các NST ở kì sau giảm phân I : thoi phân bào chỉ đính vào một bên và ở kì sau giảm phân II : thoi phân bào đính vào cả hai bên.
+ So sánh diễn biến của giảm phân II với nguyên phân : giống nhau. + Kết quả của giảm phân II là tạo ra 4 tế bào con có bộ NST đơn bội (n).
+ Kết quả chung của cả quá trình giảm phân là tạo ra 4 tế bào con có bộ NST đơn bội (n) với các tổ hợp NST khác nhau.
C.HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: giúp học sinh củng cố, hoàn thiện kiến thức, kỹ năng vừa lĩnh hội được . - Phương thức tổ chức: hoat đông căp đôi.
- Sản phẩm: bài làm của hoc sinh.
:Đại diện các nhóm lên trình bày diễn biến, biến đổi hình thái NST qua các kì giảm trên tranh vẽ → nhóm khác nhận xét. Nhóm phải sắp xếp được các tranh câm theo đúng thứ tự diễn biến các kì phân bào.
→ GV có thể đánh giá, cho điểm nhóm làm tốt.
- GV đánh giá chung về ý thức và kết quả của các nhóm.
- Các nhóm nộp tranh (ảnh) thực hành về cho GV.
D.HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
-Muc tiêu : vân dung đơc kiến thức làm bài tâp về nguyên phân.
- phơng thức : hoat đông căp đôi.
- Sản phẩm : câu trả lời của hoc sinh
Một tế bào có 8NST ở kì trung gian.có bao nhiêu NST và ở dạng nào được tìm thấy ở tế bào naỳ khi nó đang ở :Kì giữa của giảm phan1,2(đáp án :8NST ,4NST)
D.HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG - Muc tiêu : : liên hê thc tế.
- phơng thức : hoat đông cá nhân - Sản phẩm : câu trả lời của hoc sinh
? Ngoài hình thức phân bào nguyên phân,giảm thì tế bào còn có hình thức phân bào nào khác?
Ngày soạn : Ngày dạy :