1. Kiến thức
- Mô tả được nguyên tắc cấu tạo prptein và các bậc cấu trúc hóa học của protein -Trình được các chức năng cơ bản của protein và nêu được các ví dụ minh họa Giải thích được vì sao protein có tính đa dạng đặc thù
-Trình bày được mối quan hệ giũa gen,mA RN và protein,nêu được bản chất mối quan hệ giữa gen và tính trạng
-Giải thích được sự chi phối của thông tin di truyền trên gen đối với sự biểu hiện của tính trạng
2. Kỹ năng
- Phát triển tư duy lí thuyết (phân tích, hệ thống hoá kiến thức).
3. Thái độ
-Thấy được tầm quan trọng của prôtêin trong cơ thể.
4. Năng lực cần đạt được:
– Năng lực tự học : Xác định nhiệm vụ học tập, trả lời được các câu hỏi : Nguyên tắc cấu tạo prôtêin và các bậc cấu trúc hoá học của prôtêin. Giải thích được vì sao prôtêin có tính đa dạng và đặc thù. Giải thích được sự chi phối của thông tin di truyền trên gen (phân tử ADN) đối với sự biểu hiện của tính trạng.
– Năng lực giải quyết vấn đề : Phân tích được tình huống học tập trong sách ; khi thảo luận bài học ; khi giải bài tập về ADN, ARN và prôtêin.
– Năng lực hợp tác : Chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, tích cực thảo luận.
II. Chuẩn bị.
1. Phương pháp : Trực quan, Vấn đáp-tìm tòi, Dạy học nhóm, Động não
2. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ
III. Hoạt động dạy - học.
1. Ổn định lớp: 1phút 2. Bài mới
A.HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG – Mục tiêu :
+ Tạo hứng thú học tập : GV tổ chức khởi động lớp học.
+ Tạo “Tình huống có vấn đề”, câu hỏi nhận thức :Nêu mối quan hệ giữa gen và tính trạng
– Nội dung : Xem kiến thức phần IV
– Phương thức tổ chức : GV cho học sinh hoạt động cá nhân – Sản phẩm : Câu trả lời của hs
B.HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
– Mục tiêu : Tìm hiểu cấu trúc của phân tử prôtêin, giải thích được vì sao prôtêin có tính đa dạng và đặc thù, giải thích được sự chi phối của thông tin di truyền trên gen (phân tử ADN) đối với sự biểu hiện của tính trạng.
– Nội dung : Xem trang 108-111 sách HDH KHTN 9.
– Phương thức tổ chức : GV cho hs đọc phần ghi nhớ – Sản phẩm : HS tự lực hình thành kiến thức mới.
C.HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP :
– Mục tiêu : Áp dụng kiến thức về prôtêin, mối quan hệ giữa ADN, ARN và prôtêin trong việc giải một số bài tập.
– Nội dung : Xem trang 112 sách HDH KHTN
– Phương thức tổ chức : GV hướng dẫn HS làm các bài tập – Sản phẩm : HS trả lời được các câu hỏi.
Gợi ý trả lời :
1. B. gồm một hoặc nhiều chuỗi axit amin.
2. C. là dạng cuộn gập thành khối cầu theo không gian ba chiều của chuỗi axit amin.
3. D. có cấu trúc phụ thuộc vào các tiểu phần là các chuỗi axit amin.
4. Nguyên tắc trong quá trình tổng hợp ADN và tổng hợp chuỗi axit amin là yếu tố quyết định nhất đến mối liên hệ giữa gen và tính trạng : nguyên tắc bổ sung.
5. Một đoạn mARN có trình tự nuclêôtit như sau :
A–U–G–G–A–X–G–A–U–X–G–U–X–A–X–G–A–G–X–A–A–
a) Trình tự nuclêôtit của gen quy định đoạn mARN đó : T–A–X–X–T–G–X–T–A–G–X–A–G–T–G–X–T–X–G–T–T – A–T–G–G–A–X–G–A–T–X–G–T–X–A–X–G–A–G–X–A–A–
b) Số axit amin được tổng hợp : 7 axit amin 6. Cho trình tự đoạn gen (ADN) như sau : Mạch 1 : ATG XGA AXX GAA XGT AGT TXX
Mạch 2 : TAC GXT TGG XTT GXA TXA AGG
a) Trình tự nuclêôtit của ARN được tổng hợp từ mạch 2 của gen trên : mARN : AUG XGA AXX GAA XGU AGU UXX
b) Trình tự chuỗi axit amin được tổng hợp từ mARN đó : Met – Arg – Thr– Glu – Arg – Ser –
D.HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
– Mục tiêu : Giúp HS vận dụng được các kiến thức, kĩ năng để giải quyết các tình huống/vấn đề mới về sinh tổng hợp prôtêin, mối quan hệ giữa gen và tính trạng.
– Nội dung : Xem trang 113 sách HDH KHTN 9.
– Phương thức tổ chức : GV hướng dẫn HS thảo luận, trả lời các câu hỏi trong mục D.
– Sản phẩm : HS trả lời được các câu hỏi.
1. 249 liên kết hoá trị.
2. Có 20 axit amin khác nhau được tìm thấy trong các prôtêin. Có 1140 loại chuỗi chỉ có 3 axit amin liên kết nhau. Có 4845 loại chuỗi chỉ có 4 axit amin liên kết nhau.
3. Hãy vẽ bản đồ khái niệm để chỉ ra mối liên quan giữa các khái niệm sau : ADN, gen, tổng hợp ARN, mARN, tổng hợp prôtêin, cặp NST tương đồng, cặp gen tương ứng, chuỗi axit amin, tính trạng.
-HS tự vẽ.
4. Tại sao các tính trạng ở sinh vật do gen quy định thì có thể di truyền được qua các thế hệ : Vì gen có khả năng tự sao – phiên mã – dịch mã trong tế bào ; các tế bào cơ thể lại được truyền qua các thế hệ nhờ quá trình nguyên phân – giảm phân – thụ tinh.
E.HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
– Mục tiêu : Khuyến khích HS tiếp tục tìm tòi và mở rộng kiến thức ngoài lớp học.
– Nội dung : Xem trang 113 sách HDH KHTN 9
– Phương thức tổ chức : GV hướng dẫn HS thảo luận, trả lời các câu hỏi trong mục E.
– Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi.
1. Xác định trình tự của chuỗi axit amin ban đầu : ala–ala–his–gly–ser
2. Có ý kiến cho rằng, quá trình tổng hợp prôtêin cũng tuân theo nguyên tắc bổ sung.
Điều này là đúng vì phân tử tARN khớp bộ ba đối mã của nó với bộ ba mã sao trên phân tử tARN theo nguyên tắc bổ sung
Ngày soạn:
Ngày dạy: