1. Kiến thức
-Nêu được định nghĩa gen và mối quan hệ giữa gen và A RN
-So sánh được cấu tạo hóa học và cấu trúc không gian của AND và A RN Giải thích được quá trình truyền thong tin di truền từ gen đến A RN 2. Kỹ năng
- Phát triển kĩ năng quan sát, phân tích kênh hình và tư duy phân tích, so sánh.
3. Thái độ
- Học sinh biết thêm về mối quan hệ của gen và ARN 4. Năng lực cần đạt được:
– Năng lực tự học : Xác định nhiệm vụ học tập, trả lời được các câu hỏi : Gen là gì ? Mối quan hệ giữa gen và ARN. So sánh được cấu tạo hoá học và cấu trúc không gian của ADN và ARN.
– Năng lực giải quyết vấn đề : Phân tích được tình huống học tập trong sách ; khi thảo luận bài học ; khi giải bài tập về quá trình truyền thông tin di truyền từ gen đến ARN.
– Năng lực hợp tác : Chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, tích cực thảo luận.
– Năng lực tính toán : Giải bài tập về cấu trúc gen, phiên mã và dịch mã.
II. Chuẩn bị.
1. Phương pháp : Trực quan, Động não, Phân tích thông tin.
2. Đồ dùng dạy học
- Mô hình phân tử ARN và mô hình tổng hợp ARN.
III. Hoạt động dạy - học.
1. Ổn định lớp: 1 phút 2. Bài mới
A. KHỞI ĐỘNG – Mục tiêu :
+ Tạo hứng thú học tập : GV tổ chức khởi động lớp học.
+ Tạo “Tình huống có vấn đề”, câu hỏi nhận thức :So sánh thành phần hóa học và cấu tạo của AND và A RN
– Nội dung : Xem trang 103 sách HDH KHTN 9
. – Phương thức tổ chức : GV hướng dẫn HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi – Sản phẩm :Câu trả lời của hs
B.HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
– Mục tiêu : So sánh được cấu tạo hoá học và cấu trúc không gian của ADN và ARN, mối quan hệ giữa gen và ARN. Trình bày được quá trình truyền thông tin di truyền từ gen đến ARN.
– Nội dung : Xem trang 104 – 107 sách HDH KHTN 9.
– Phương thức tổ chức : GV hướng dẫn HS hoạt động thảo luận, trả lời các câu hỏi trong mục B.
– Sản phẩm : HS tự lực hình thành kiến thức mới.
Hoạt động 3: Mối quan hệ giữa gen và AR N
Hoạt động của GV -Gv cho hs hoạt động cặp đôi trả lời câu hỏi
SGK/106
- SHãy nhận xét về mối quan hệ giữa trình tự nuclêôtit trên ARN với trình tự nuclêôtit trên sợi khuôn ADN và với sợi không làm khuôn ?
-GV cho hs rút ra kl về Mối quan hệ giữa gen và AR N
Hoạt động của HS -HS hđ cặp đôi trả lời -Yêu cầu nêu được:
A–T–T–A–X–G–G–X … (sợi không làm khuôn) T–
A–A–T–G–X–X–G … (sợi khuôn) A–U–U–A–
X–G–G–X … (ARN)
Nội dung
III.Mối quan hệ giữa gen và AR N
- Mối quan hệ giữa gen và ARN: trình tự các nuclêôtit trên mạch khuôn của gen quy định trình tự nuclêôtit trên ARN.
C.HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
– Mục tiêu : Giúp HS củng cố, hoàn thiện kiến thức, kĩ năng vừa lĩnh hội được ở mục B .– Nội dung : Xem trang 106, 107 sách HDH KHTN 9.
– Phương thức tổ chức : GV hướng dẫn HS thảo luận, trả lời các câu hỏi trong mục C.
– Sản phẩm : Các ý kiến thảo luận, trả lời của HS.
1. Hãy so sánh cấu tạo hoá học và cấu trúc không gian của ARN với ADN.
a) ADN – ADN là chuỗi xoắn kép gồm hai mạch pôlinuclêôtit, chạy song song và ngược chiều nhau, xoắn đều đặn quanh trục của phân tử. Chiều xoắn từ trái qua phải, ngược với chiều của kim đồng hồ. – Đường kính của mỗi vòng xoắn là 2nm. – Chiều cao của vòng xoắn là 3,4nm gồm 10 cặp. – Chiều dài của phân tử có thể đạt tới hàng chục hàng trăm àm. – Giữa hai mạch đơn của ADN được cấu trỳc theo NTBS : A của mạch này liờn kết với T của mạch kia = 2 liên kết hiđrô (và ngược lại). G của mạch này liên kết với X của mạch kia = 3 liên kết hiđrô (và ngược lại).
b) ARN – Tuyệt đại đa số các phân tử ARN chỉ được cấu trúc bởi một chuỗi pôlinuclêôtit nhưng nhiều đoạn của phân tử tARN và rARN có thể bắt cặp bổ sung với nhau tạo nên các đoạn xoắn kép cục bộ
. – Trên phân tử ARN, các nuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết phôtphođieste, nối giữa đường của nuclêôtit này với axit của nuclêôtit bên cạnh. – Các loại ARN khác nhau có cấu trúc khác nhau.
2. Đặc điểm chung giữa ADN và ARN là : B. Chuỗi liên kết giữa đường 5C và gốc
phôtphat. 3. Hãy điền các từ phù hợp vào các chữ cái trong hình mô tả quá trình tổng hợp ARN dưới đây : a – enzim ; b – mạch bổ sung (không phải mạch khuôn) ; c – nuclêôtit tự do ; d – mạch khuôn ; f – ARN ; e – đầu 5’.
4. Một mARN có trình tự nuclêôtit như sau :
AUG XUU GAX XGU GXG AXG UAU GXU AGA (mARN)
TAX GAA XTG GXA XGX TGX ATA XGA TXT (mạch làm khuôn)
ATG XTT GAX XGT GXG AXG TAT GXT AGA (mạch không làm khuôn)
5. Trong quá trình tổng hợp ARN, các nuclêôtit của môi trường nội bào đến liên kết với mạch khuôn theo nguyên tắc : D. A liên kết với T ; U liên kết với A ; G liên kết với X và ngược lại.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DUNG.
– Mục tiêu : Giúp HS vận dụng được các kiến thức, kĩ năng để giải quyết các tình huống/vấn đề mới về ARN.
– Nội dung : Xem trang 107 sách HDH KHTN 9.
– Phương thức tổ chức : GV hướng dẫn HS thảo luận, trả lời các câu hỏi trong mục D.
– Sản phẩm : Các câu trả lời của HS.
1. Một gen có chiều dài 4080Å. Hiệu số giữa nuclêôtit loại G với loại nuclêôtit khác không bổ sung với nó trong gen bằng 380. Trên mạch khuôn của gen có nuclêôtit loại T = 120, mạch không làm khuôn có X = 320. Xác định số nuclêôtit mỗi loại của gen và của mARN được tổng hợp từ gen trên.
-Số nuclêôtit của gen là 4080Å : 3,4Å × 2 = 2400 (nu) Theo bài ra ta có : G – A = 380 ; G + A = 2400 : 2 = 1200.
Suy ra số nuclêôtit mỗi loại của gen G = X = 790 (nu) và A = T = 410 (nu).
Số nuclêôtit mỗi loại của mARN : A = 120 (nu) ; U = 410 – 120 = 290 (nu) ; X = 320(nu) G = 790 – 320 = 470 (nu).
2. Một gen cấu trúc thực hiện quá trình tổng hợp mARN liên tiếp 5 lần sẽ tạo ra số phân tử mARN là : B. 5.
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
– Mục tiêu : Khuyến khích HS tiếp tục tìm tòi và mở rộng kiến thức ngoài lớp học.
– Nội dung : Xem trang 107 sách HDH KHTN 9.
– Phương thức tổ chức : GV hướng dẫn HS thảo luận, trả lời các câu hỏi trong mục E.
– Sản phẩm : Các ý kiến thảo luận, trả lời của HS.
Đọc thông tin dưới đây: Hệ gen của một sinh vật bao gồm toàn bộ các phân tử ADN có trong tế bào của cơ thể sinh vật đó. Hệ gen người trong tế bào đơn bội (giao tử) có khoảng 3 tỉ cặp nuclêôtit, nằm trên 23 cặp NST trong nhân tế bào của mỗi cơ thể người.
Mỗi NST chứa hàng trăm nghìn gen, mang thông tin quy định việc tổng hợp các prôtêin.
Số lượng gen trong hệ gen người ước tính khoảng 20000 gen quy định các prôtêin.
Hãy so sánh số lượng gen trong hệ gen với số lượng NST trong bộ NST của loài và số lượng phân tử ADN trong hệ gen.
Ngày soạn:
Ngày dạy: