1. Kiến thức
-Trình bày được đột biến số lượng NST là gì?thể dị bội là gì?Thể đa bội là gì?
- Học sinh nắm được các biến đổi số lượng thường thấy ở một cặp NST, cơ chế hình thành thể (2n + 1) và thể (2n - 1).
- Nêu được nêu được nguyên nhân phát sinh,tính chất,hậu quả của biến đổi số lượng ở từng cặp NST.
-Nêu được vai trò của đột biến NST trong tự nhiên và trong đời sống con người
- Trình bày được sự hình thành thể đa bội do nguyên phân, giảm phân và phân biệt sự khác nhau giữa 2 trường hợp trên.
- Nhận biết được một số thể đa bội bằng mắt thường qua tranh ảnh và có được các ý niệm sử dụng các đặc điểm của thể đa bội trong chọn giống.
2. Kỹ năng
- Kĩ năng hợp tác ứng xữ, giao tiếp lắng nghe tích cực
- Kĩ năng thu thập và xữ lí thông tin khi đọc SGK, quan sát ảnh, phim, internet…để tìm hiểu khái niệm nguyên nhân phát sinh và tính chất của ĐB số lượng NST
- Kĩ năngtự tin bày tỏ ý kiến.
3. Thái độ
- Học sinh năm rõ về đột biết vân dụng vào đời sống.
4. Năng lực cần đạt được:
– Năng lực tự học : Xác định nhiệm vụ học tập là trả lời được “Đột biến số lượng NST là gì ?”, “Thể dị bội là gì ?”, “Thể đa bội là gì ?”, “Đột biến đa bội, dị bội gồm những dạng
nào ?”. Lập và thực hiện kế hoạch học tập nghiêm túc, lựa chọn được các nguồn tài liệu đọc phù hợp. Nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân trong khi học.
– Năng lực giải quyết vấn đề : Phân tích được tình huống học tập trong sách ; khi thảo luận bài học ; khi giải bài tập về đột biến đa bội, dị bội ; …
– Năng lực hợp tác : Chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, tích cực thảo luận.
II. Chuẩn bị.
1. Phương pháp : Vấn đáp-tìm tòi, Dạy học nhóm, trực quan 2. Đồ dùng dạy học
- Tranh phóng to hình 24.1; 24.2 SGK; H 24.3; 24.24,24.5 SGk III. Hoạt động dạy - học.
1. Ổn định tổ chức: 1 phút
2. Kiểm tra bài cũ: 4 phút –Phân biệt đột biến gen với đột biến cấu trúc NST.cho ví dụ minh họa
3.Bài mới A. khởi động – Mục tiêu :
+ Tạo hứng thú học tập : Quan sát hình 24.1 thảo luận : nguyên nhân tạo ra quả dưa hấu khổng lồ.
+ Tạo “Tình huống có vấn đề”, câu hỏi nhận thức : dự đoán nguyên nhân và cơ chế tạo ra các bộ NST 2n + 1 ; 2n – 1 ; 3n ; 4n ? Các loại bộ NST trên là có lợi hay có hại cho sinh vật, vì sao ?
– Nội dung : Xem trang 124 sách HDH KHTN 9.
– Phương thức tổ chức : thảo luận và trả lời câu hỏi, đưa ra các dự đoán,… (GV có thể gợi ý HS về phân li NST trong phân bào, nếu rối loạn hay thoi phân bào không hình thành).
– Sản phẩm : Các câu trả lời của HS.
? Trình bày kết quả của quá trình giảm phân bình thường.
HS. Từ một tế bào mẹ có bộ NST 2n NST đơn tạo ra 4 tế bào con có bộ NST n NST đơn GV. ? Vậy nếu quá trình giảm phân không bình thường thì có thể tạo ra những loại giao tử nào?
HS: n+1, n-1, 0, n+2, 2n ...
GV. Chon giao tử (n+1) cho kết hợp với giao tử (n) trong quá trình thụ tinh thì thu được hợp tử có bộ NST như thế nào?
HS. Trả lời
B.Hình thành kiến thức
– Mục tiêu : Trình bày được “Đột biến số lượng NST là gì ?”
– Nội dung : Xem trang 124,125 sách HDH KHTN 9.
– Phương thức tổ chức : HS đọc sách HDH KHTN 9, vẽ sơ đồ các dạng đột biến số lượng NST.
– Sản phẩm : HS vẽ sơ đồ các dạng đột biến số lượng NST.
Hoạt động 1: tìm hiểu thể dị bội
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung
– Mục tiêu : Trình bày được “Thể dị bội là gì ?” Nêu nguyên nhân phát sinh, tính chất và hậu quả của từng dạng đột biến dị bội thể.
– Nội dung : Xem trang 124,125 sách HDH KHTN 9.
– Phương thức tổ chức : HS đọc sách HDH KHTN 9, nêu nguyên nhân phát sinh, tính chất và hậu quả của từng dạng đột biến dị bội thể.
– Sản phẩm : HS thảo luận, trả lời câu hỏi.
- GV kiểm tra kiến thức cũ của HS về:
- Thế nào là cặp NST tương đồng?
- Bộ NST lưỡng bội, đơn bội?
- Cho HS quan sát H 24.2,24.3,24,4 và nghiên cứu mục I thảo luận nhómđể trả lời câu hỏisgk/125
- Từ các VD trên, xây dựng cho HS khái niệm:
- Thế nào là thể dị bội? Các dạng dị bội thể?
- Hậu quả của hiện tượng thể dị bội?
- 1 vài HS nhắc lại các khái niệm cũ.
- HS quan sát hình vẽ và nêu được:
– Cơ chế tạo thể dị bội (2n + 1) và (2n – 1) trong nguyên phân : Trong quá trình nguyên phân, 1 cặp NST không phân li, kết quả tạo 2 tế bào con, 1 tế bào có (2n + 1) NST và 1 tế bào có (2n – 1) NST. – Cơ chế tạo thể dị bội (2n + 1) và (2n – 1) trong giảm phân : Trong quá trình giảm phân, 1 cặp NST không phân li, kết quả tạo 2 loại giao tử, 1 loại giao tử có (n + 1)
210
I. Thể dị bội
- Thể dị bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có 1 hoặc một số cặp NST bị thay đổi về số lượng.
- Các dạng:
+ Thêm 1 NST ở 1 cặp nào đó (2n + 1).
+ Mất 1 NST ở 1 cặp nào đó (2n -1)
+ Mất 1 cặp NST tương đồng 2n- 2)..
-Hậu quả: Thể đột biến (2n + 1) và (2n -1) có thể gây ra những biến đổi về hình thái (hình dạng, kích thước, màu sắc) ở thực vật hoặc gây bệnh ở người như bệnh Đao, bệnh Tơcnơ.
NST và 1 loại giao tử (n – 1) NST. Khi thụ tinh với giao tử bình thường có (n) NST sẽ tạo cơ thể có (2n + 1) NST và cơ thể có (2n – 1) NST.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung
- GV cho HS quan sát H 24.3,24.4
- Sự phân li NST trong quá trình giảm phân ở 2 trường hợp trên có gì khác nhau?
- Các giao tử nói trên tham gia thụ tinh tạo thành hợp tử có số lượng như thế nào?
- GV treo H 23.2 yêu cầu 1 HS lên bảng trình bày cơ chế phát sinh thể dị bội.
- GV chốt lại kiến thức.
- Các nhóm quan sát kĩ hình, thảo luận và nêu được:
+ Một bên bố (mẹ) NST phân li bình thường, mỗi giao tử có 1 NST của mỗi cặp.
+ Một bên bố (mẹ) NST phân li không bình thường, 1 giao tử có 2 NST của 1 cặp, giao tử kia không có NST nào.
+ Hợp tử có 3 NST hoặc có 1 NST trong cặp tương đồng.
- 1 HS lên bảng trình bày, các HS khác nhận xét, bổ sung.
-HS quan sát hình và giải thích.
*Cơ chế phát sinh thể dị bội:
- Trong giảm phân sự không phân li của 1 cặp NST tương đồng nào đó tạo thành 1 giao tử mang 2 NST trong 1 cặp và 1 giao tử không mang NST nào của cặp đó.
- Sự thụ tinh của các giao tử bất thường này với các giao tử bình thường sẽ tạo ra các thể dị bội (2n +1 ) và (2n – 1) NST.
C. Hoạt động luyện tập(3 phút):
- Mục tiêu: giúp học sinh củng cố, hoàn thiện kiến thức, kỹ năng vừa lĩnh hội được . - Phương thức tổ chức: hoat đông cá nhân
-Sản phẩm:Câu trả lời của HS:
Câu 1. Sự không phân li của 1 cặp NST tương đồng xảy ra ở các tế bào sinh dục của cơ thể 2n sẽ cho loại giao tử nào?
a. n, 2n c. n + 1, n – 1 b. 2n + 1, 2n -1 d. n, n + 1, n – 1.
Câu 2: Ở cà chua, bộ NST lưỡng bội 2n = 24 có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại thể (2n + 1) (thể tam nhiễm) khác nhau:
A. 12 B. 18 C. 24 D. 36 Câu 3: Cà độc dược có 25 NST, đây là thể:
A. Đơn bội B. Dị bội C. Tam bội D. Đa bội
Câu 4: Hiện tượng dị bội thể là sự tăng hoặc giảm số lượng NST xảy ra ở:
A. Toàn bộ các cặp NST trong tế bào
B. Ở một hay một số cặp NST nào đó trong tế bào C. Chỉ xảy ra ở NST giới tính
D. Chỉ xảy ra ở NST thường
Câu 5: Số NST trong tế bào là thể 3 nhiễm ở người là:
A. 47 chiếc NST B. 47 cặp NST C. 45 chiếc NST D. 45 cặp NST D. Hoạt động vận dụng, mở rộng( 2 phút):
- Mục tiêu: giúp học sinh củng cố, hoàn thiện kiến thức, kỹ năng vừa lĩnh hội được ,lien hệ thực tế
- Phương thức tổ chức: hoat đông căp đôi.
-Sản phẩm:Câu trả lời của Hs
GV Yêu cầu học sinh học tại nhà, tìm hiểu trả lời các câu hỏi:
? Trình bày cơ chế phát sinh của hội chứng Claiphentơ ở người biết rằng đây là hội chứng gây ra do đột biến số lượng NST và người này có NST giới tính là XXY
Gv yêu cầu học sinh tìm hiểu trên mạng Internet về các dạng đột biến thể dị bội.
5. Dặn dò: 1phút
- Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2,3 SGK, Đọc trước bài Ngày soạn :
Ngày dạy :