1. Kiến thức
- Học sinh nhận biết được bệnh Đao và bệnh Tơcnơ qua các đặc điểm hình thái.
- Trình bày được đặc điểm di truyền của bệnh bạch tạng, bệnh câm điếc bẩm sinh và tật 6 ngón tay.
- Trình bày được các nguyên nhân của các tật bệnh di truyền và đề xuất được 1 số biện pháp hạn chế phát sinh chúng.
2. Kỹ năng
- Kỹ năng thu thập và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu một số bệnh tật di truyền ở người.
- Kỹ năng lắng nghe tích cực, hợp tác trong hoạt động nhóm.- Kỹ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ lớp.
3. Thái độ
- Giáo dục học sinh những biện pháp hạn chế bệnh tật ở người 4. Năng lực cần đạt được:
a. Nhóm năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, sáng tạo, năng lực tự quản lí. năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán.
b. Nhóm năng lực, kĩ năng chuyên biệt trong môn Sinh học
- Các năng lực chuyên biệt trong môn Sinh học năng lực kiến thức DTN
- Các kĩ năng chuyên biệt trong môn Sinh học, quan sát phân loại hay phân nhóm, xác định mức độ chính xác của số liệu, tính toán.
II. Phương pháp: Dạy học nhóm, hỏi chuyên gia, khăn trải bản,vấn đáp tìm tòi, động não.
III. Chuẩn bị
1. Giáo viên nKHDH, - Tranh phóng to hình bệnh Đao và bệnh Tơcnơ, Tranh phóng to các tật di truyền có trong bài.
2. Học sinh: Soạn trước bài.
V. Hoạt động dạy - học.
1. Ổn định tổ lớp: 1phút 2.Hoạt động khởi động(3’)
GV: Cho học sinh cả lớp cùng chơi trò chơi đội nào biết nhiều hơn
* Mục đích: Rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Cách chơi: Học sinh chia làm hai hàng( đội) trong lớp học
- Quản trò hô: “Các bạn hãy kể tên các tật ,bệnh di truyền ở người ”
- Người chơi phải lấy được ví vụ không cần biết đúng hay sai nhưng người sau không được trùng người trước nếu không có ví dụ và trùng với người trước sẽ phải ngồi xuống đất ( Bị loại)
-Đội thắng cuộc là đội sau 3 phút còn số người đông hơn .
* Trong quá trình các trò chơi Gv sẽ ghi nhanh ví dụ của mỗi đội vào một góc bảng sau khi kết thúc trò chơi giáo viên nhận xét kết quả và dẫn dắt vào bài học
3. Hoạt động hình thành kiến thức:
Hoạt động 1: Một vài bệnh di truyền ở người 13’
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung
- GV yêu cầu HS đọc thông tin sgk thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
?Thế nào là bệnh di truyền ở người ? Nêu nguyên nhân và hậu quả của một số bệnh di truyền ở người.
- Vì sao những bà mẹ trên 35 tuổi, tỉ lệ sinh con bị bệnh Đao cao hơn người bình thường?
- Những người mắc bệnh Đao không có con, tại sao nói bệnh này là bệnh di truyền?
- HS nghiên cứu SGK Trả lời:
- Đại diện nhóm trình bày +Bệnh di truyền là các rối loạn sinh lí bẩm sinh.
+ Những bà mẹ trên 35 tuổi, tế bào sinh trứng bị lão hoá, quá trình sinh lí sinh hoá nội bào bị rối loạn dẫn tới sự phân li không bình thường của cặp NST 21 trong giảm phân.
+ Người bị bệnh Đao không có con nhưng bệnh Đao là bệnh di truyền vì bệnh sinh ra do vật chất di truyền bị biến đổi.
II.Bệnh và tật di truyền ở người 1.Bệnh di truyền ở người
-Bệnh di truyền là các rối loạn sinh lí bẩm sinh.
Nội dung phiếu học tập
Phiếu học tập: Tìm hiểu về bệnh di truyền
Tên bệnh Đặc điểm di
truyền(nguyên nhân)
Biểu hiện bên ngoài(hậu quả) 1. Bệnh Đao
- Cặp NST số 21 có 3 NST
- Bé, lùn, cổ rụt, má phệ, miệng hơi há, lưỡi hơi thè ra, mắt hơi sâu và 1 mí, ngón tay ngắn, si đần, không có con.
2. Bệnh Tơcnơ
- Cặp NST số 23 ở nữ chỉ có 1 NST (X)
- Lùn, cổ ngắn, là nữ - Tuyến vú không phát triển, mất trí, không có con.
3. Bệnh bạch tạng - Đột biến gen lặn - Da và màu tóc trắng.
- Mắt hồng 4. Bệnh câm điếc bẩm
sinh - Đột biến gen lặn - Câm điếc bẩm sinh.
Hoạt động 2: Một số tật di truyền ở người 4’
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Thế nào là tật di truyền ở người ? Kể tên và hậu quả
- HS kể tên các dị tật ở người. Rút ra kết luận.
2,.Một số tật di truyền ở người
-Tật di truyền là các khiếm khuyết về hình thái bẩm sinh.
một số tật di truyền ở người -Các dị tật bẩm sinh như : mất sọ não, khe hở môi – hàm, bàn tay và bàn chân dị dạng cũng khá phổ biến ở người.
- Đột biến NST và đột biến gen gây ra các dị tật bẩm sinh ở người.
Hoạt động 3: Các biện pháp hạn chế phát sinh tật, bệnh di truyền 7’
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi:
- Các bệnh và tật di truyền ở người phát sinh do nguyên nhân nào?
- Đề xuất các biện pháp hạn chế sự phát sinh các bệnh tật di truyền?
- HS thảo luận nhóm, thống nhất câu trả lời.
- Một HS đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Rút ra kết luận.
3. Các biện pháp hạn chế phát sinh tật, bệnh di truyền
- Nguyên nhân:
+ Do tác nhân vật lí, hoá học trong tự nhiên.
+ Do ô nhiễm môi trường.
+ Do rối loạn quá trình sinh lí, sinh hoá nội bào.
- Biện pháp:
+ Hạn chế các hoạt động gây ô nhiễm môi trường.
+ Sử dụng hợp lí các loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ dại, thuốc chữa bệnh.
+ Hạn chế kết hôn giữa những người có nguy cơ mang gen gây các tật bệnh di truyền.
3. Hoạt động luyện tập (5’)
- Nêu các nguyên nhân phát sinh các tật, bệnh di truyền ở người và một số biện phát hạn chế phát sinh các tật, bệnh đó?
4. Hoạt động vận dụng tìm tòi mở rộng (5’)
-Bản thân em đã đang và sẽ làm gì để góp phần hạn chế phát sinh tật bệnh di truyền - Khu em sinh sống và gia đình em sử lý các chất ,rác thải sinh hoạt như thế nào?
5. Dặn dò: 1phút
- Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2, 3 SGK.
- Đọc mục “Em có biết”
- Đọc trước bài 30.
Ngày soạn: 25/11/2018 Ngày dạy: 7/12