Tiết 64. Bài 63. GÂY ĐỘT BIẾN NHÂN TẠO TRONG CHỌN GIỐNG
1. Gây đột biến nhân tạo trong chọn giống
Mục tiêu
Nêu được các phương pháp gây đột biến nhân tạo trong chọn giống. Trình bày được một số ứng dụng của các phương pháp vào thực tiễn.
1. Gây đột biến nhân tạo trong chọn giống
Phương thức tổ chức
HS trả lời câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
– Hãy cho biết mục đích của việc gây đột biến ở vật nuôi và cây trồng là gì ?
A. làm tăng khả năng sinh sản của cá thể.
B. tạo nguồn biến dị cho công tác chọn giống.
C. làm tăng năng suất ở vật nuôi, cây trồng.
D. loại bỏ tính trạng không mong muốn.
Đáp án : B
a) Gây đột biến bằng các tác nhân vật lí Phương thức tổ chức
* HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi. Có thể sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn.
GV có thể sử dụng kĩ thuật mảnh ghép.
Chia lớp thành 3 nhóm nghiên cứu một trong ba phương pháp gây đột biến bằng tác nhân vật lí : Nhóm nghiên cứu tia phóng xạ ; Nhóm nghiên cứu tia tử ngoại ; Nhóm nghiên cứu hiện tượng sốc nhiệt. Sau đó trả lời câu hỏi : Phân tích các phương pháp gây đột biến bằng tác nhân vật lí.
Sản phẩm Câu hỏi :
– Tại sao các tia phóng xạ có khả năng gây đột biến ?
Các tia phóng xạ có sức xuyên sâu vào các
mô, chúng tác động trực tiếp hoặc
gián tiếp lên ADN trong tế bào gây ra đột biến gen hoặc làm chấn thương NST gây ra đột biến NST.
– Người ta đã sử dụng tia phóng xạ để gây đột biến ở thực vật theo những cách nào ? Chiếu xạ với cường độ và liều lượng thích hợp vào hạt nảy mầm, đỉnh sinh
trưởng của thân và cành, hạt phấn, bầu nhụy, mô thực vật nuôi cấy,...
– Tại sao tia tử ngoại thường được sử dụng để xử lí các đối tượng có kích thước bé ? Tia tử ngoại không có khả năng xuyên sâu như tia phóng xạ nên chỉ dùng để xử
lí vi sinh vật, bào tử và hạt phấn, chủ yếu dùng để gây các đột biến gen.
– Sốc nhiệt là gì ? Tại sao sốc nhiệt cũng có khả năng gây đột biến ? Sốc nhiệt
chủ yếu gây ra loại đột biến nào ?
Sốc nhiệt là sự tăng hoặc giảm nhiệt độ môi trường một cách đột ngột làm cho cơ
chế tự bảo vệ sự cân bằng của cơ thể không kịp điều chỉnh nên gây chấn thương
trong bộ máy di truyền hoặc làm tổn thương thoi phân bào gây rối loạn sự phân bào,
thường phát sinh đột biến số lượng NST.
* Liên hệ cho HS khi đi ra ngoài hay đi biển trời nắng, nhiều tia tử ngoại cần sử dụng các biện pháp bảo vệ da mặt, tay chân nếu không sẽ bị viêm da. Hoặc khi làm việc trong môi trường nhiều phóng xạ cần có biện pháp bảo vệ cơ thể. Hoặc chú ý thời tiết nắng nóng, không nên bật điều hòa mát quá hoặc ngược lại có thể gây sốc nhiệt và bị ốm.
b) Gây đột biến nhân tạo bằng các tác nhân hoá học
Phương thức tổ chức
HS làm việc cá nhân, đọc đoạn thông tin sau và trả lời câu hỏi. Có thể sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn. HS làm việc cá nhân, sau đó làm việc nhóm 4–6 người.
Sản phẩm Câu hỏi :
– Nêu một số loại hoá chất có thể sử dụng gây đột biến nhân tạo ? Trình bày cơ
chế gây đột biến của các tác nhân đó.
Một số siêu tác nhân đột biến như : êtyl mêtan sunphônat (EMS), nitrôzô mêtyl urê (NMU), nitrôzô êtyl urê (NEU)...
Các hoá chất khi vào tế bào chúng tác động trực tiếp lên phân tử ADN gây ra hiện
tượng thay thế cặp nuclêôtit này bằng cặp
nuclêôtit khác : gây ra mất hoặc thêm cặp nuclêôtit.
– Tại sao khi thấm vào tế bào, một số hoá chất lại gây đột biến gen ? Dựa vào cơ sở nào người ta hi vọng có thể gây ra những đột biến theo ý muốn ?
Hoá chất thấm vào tế bào tác động trực tiếp lên phân tử ADN gây ra hiện tượng
đột biến gen.
Cơ sở gây đột biến theo ý muốn : Có những loại hoá chất chỉ tác động đến một
loại nuclêôtit xác định, nên khi sử dụng hoá chất này sẽ tạo được những đột biến
mong muốn.
– Tại sao sử dụng cônsixin có thể gây ra các thể đa bội ?
Khi thấm vào mô đang phân bào, cônsixin cản trở sự hình thành thoi phân bào
làm cho NST không phân li.
– Người ta đã sử dụng các tác nhân hoá học để gây ra các đột biến bằng những
phương pháp nào ?
Ở cây trồng : ngâm hạt khô hay hạt nảy mầm ở thời điểm nhất định trong dung dịch hoá chất có nồng độ thích hợp ; tiêm dung dịch vào bầu nhuỵ ; quấn bông có tẩm dung dịch hoá chất vào đỉnh sinh
trưởng của thân hoặc chồi.
Ở vật nuôi : có thể cho hoá chất tác dụng lên tinh hoàn hoặc buồng trứng.
– Tại sao ít gây đột biến trong chọn giống vật nuôi ?
Đối với vật nuôi, người ta chỉ sử dụng với một số động vật bậc thấp, khó áp dụng cho động vật bậc cao vì động vật bậc cao cơ quan sinh sản của động vật bậc cao nằm sâu trong cơ thể, dễ gây chết khi xử lý bằng tác nhân lí hoá.
* Liên hệ : Khi làm việc hay học tập trong phòng thí nghiệm, chú ý an toàn với các hoá chất. Sử dụng bất kì hoá chất nào đều phải rất cẩn thận.
4.Luyện tập
-Trình bày mục đích đột biến nhân tạo trong chọn giống cây trồng?
5. Mở rộng:Kể tên 1 số thành tựu trong chọn giống cây trồng ở Việt Nam
Ngày soạn: 13/2/2019 Ngày dạy:18/2(9A )