1. Kiến thức
- Học sinh hiểu được di truyền học tư vấn là gì và nội dung của lĩnh vực này.
- Giải thích được cơ sở di truyền học của việc cấm nam giới lấy nhiều vợ và nữ giới lấy nhiều chồng. Cấm những người có quan hệ huyết thống trong vòng 4 đời kết hôn với nhau.
- Hiểu được tại sao phụ nữ không nên sinh con ở tuổi ngoài 35 và tác hại của ô nhiễm môi trường đối với cơ sở vật chất của tính di truyền của con người.
2. Kỹ năng
- Kỹ năng thu thập và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu mối quan hệ giữa DTH với đời sống con người
- Kỹ năng lắng nghe tích cực, hợp tác trong hoạt động nhóm.
- Kỹ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ lớp.
3. Thái độ
- Học sinh ứng dụng vào trong cuộc sống 4. Năng lực cần đạt được:
a. Nhóm năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, sáng tạo, năng lực tự quản lí. năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán.
b. Nhóm năng lực, kĩ năng chuyên biệt trong môn Sinh học
- Các năng lực chuyên biệt trong môn Sinh học năng lực kiến thức DTN
- Các kĩ năng chuyên biệt trong môn Sinh học, quan sát phân loại hay phân nhóm, xác định mức độ chính xác của số liệu, tính toán.
II. Phương pháp: Dạy học nhóm, hỏi chuyên gia, khăn trải bản,vấn đáp tìm tòi, động não.
III. Chuẩn bị
1. Giáo viên: KHDH, - Bảng số liệu 30.1 và 30.2 SGK 2. Học sinh: Soạn trước bài.
IV. Hoạt động dạy - học.
1. Ổn định lớp: 1phút
2.Hoạt động khởi động( HS hoạt động độc lập)(3’) -Di truyền y học tư vấn là gì?
-Nêu hậu quả di truyền do ô nhiễm môi trường 3. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động củaGV Hoạt động của HS Nội dung
– Mục tiêu : giúp HS củng cố, hoàn thiện kiến thức, kĩ năng vừa lĩnh hội được ở mục B.
– Nội dung : Xem trang 222 – 223 sách HDH KHTN 9 – Phương thức tổ chức : GV hướng dẫn HS thảo luận, trả lời các câu hỏi trong mục C.
– Sản phẩm : Các câu trả lời của HS.
1. Lập bản đồ khái niệm để làm rõ mối liên quan giữa các hiểu biết về di truyền, biến dị với Di truyền y học tư vấn và chính sách về dân số – kế hoạch hoá gia đình của nước ta. Có rất nhiều cách khác nhau để lập bản đồ khái niệm, GV không nên gò bó HS vào một kiểu duy nhất nào mà nên khuyến khích các em đưa ra nhiều
C.Hoạt động luyện tập
cách khác nhau, điều quan trọng là HS tự tìm ra mối quan hệ giữa các khái niệm
“di truyền”, “biến dị”, “di truyền y học tư vấn” và
“chính sách về dân số – kế hoạch hoá gia đình”.
2. Tại sao phụ nữ không nên sinh con ở độ tuổi ngoài 35 ? Tại sao cần phải đấu tranh chống ô nhiễm môi trường ? 3. Đối với Y học, Di truyền học có vai trò A.
tìm hiểu nguyên nhân, phòng ngừa và điều trị một phần cho một số bệnh, tật – Mục tiêu : giúp HS vận dụng được các kiến thức, kĩ năng để giải quyết các tình huống/vấn đề mới, khuyến khích HS tiếp tục tìm tòi và mở rộng kiến thức ngoài lớp học.
261
– Nội dung : Xem trang 223 – 224 sách HDH KHTN 9.
– Phương thức tổ chức : GV hướng dẫn HS thảo luận, trả lời các câu hỏi trong mục D, E.
– Sản phẩm : Đọc thông tin trong bảng 30.2. Em đề xuất lí do nào có sự thay đổi tỉ lệ nam/nữ theo độ tuổi như trên
-Do áp lực của chọn lọc tự nhiên (sẽ học ở phần sau).
--GV có thể giải thích đơn giản cho HS là : + Giai đoạn
D-E.Hoạt động vận dụng- tìm tòi mở rộng
sơ sinh : tinh trùng Y nhỏ hơn nên nhanh hơn khi tiến vào gặp trứng, kết quả tỉ lệ thụ thai trẻ em trai (XY) cao hơn. + Giai đoạn từ 1 –14 tuổi : trẻ em trai tử vong do bệnh tật, … nhiều hơn trẻ em gái. + Giai đoạn từ 18 – 35 tuổi (lứa tuổi sinh sản) tỉ lệ nam : nữ cân bằng 1 : 1.
Giai đoạn từ 35 tuổi trở lên : đàn ông chết nhiều hơn phụ nữ, do nhiều yếu tố môi trường trong và ngoài cơ thể tác động (áp lực của chọn lọc tự nhiên). Các nhà tư vấn di truyền có thể giúp đỡ các cặp bố mẹ tương lai : GV cần hướng dẫn HS đọc kĩ và tóm tắt được nội dung ; Điều quan trọng là HS phải tìm hiểu được tại sao đưa ra lời khuyên cho cặp vợ chồng đó sinh con (nhưng cần phải khám sàng lọc trước khi sinh).
4.Dặn dò:1phút - Học bài - Đọc trước bài 31
Ngày soạn:5/12/2018
Ngày dạy:
TIẾT 50,51,52.BÀI 31.ÔN TẬP PHẦN DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ I – MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
-Hệ thống hóa kiến thức cơ bản về di truyền biến dị
-Biết vận dụng lý thuyết giải thích hiện tượng trong thực tiễn sản xuất 2.kỹ năng,thái độ:
-Rèn luyện kỹ năng tư duy lý luận,chủ yếu kỹ năng so sánh,tổng hợp,hệ thống hóa -Rèn luyện kỹ năng giải bài tập di truyền,biến dị
3. Các năng lực định hướng hình thành và phát triển cho HS
– Năng lực tự học : Lập sơ đồ khái niệm và giải được các bài tập phần di truyền và biến dị.
– Năng lực giải quyết vấn đề : Vận dụng kiến thức phần di truyền và biến dị trong việc giải quyết các tình huống thực tiễn : giải thích sự di truyền các tính trạng trong gia đình,
sơ đồ phả hệ…
– Năng lực hợp tác : Thảo luận nhóm hoàn thành các bảng và sơ đồ hệ thống hoá kiến thứcvề di truyền và biến dị.
– Năng lực tính toán : Tính tỉ lệ phân li tính trạng ở thế hệ con, tính số lượng các loại nuclêôtit,…
II. Phương pháp: Dạy học nhóm, hỏi chuyên gia, khăn trải bản,vấn đáp tìm tòi, động não.
III. Chuẩn bị
1. Giáo viên: KHDH, - Bảng phụ 2. Học sinh: Soạn trước bài.
IV. Hoạt động dạy - học.
1. Ổn định lớp: 1phút
2.Hoạt động khởi động( HS hoạt động độc lập)(3’)
-Phát biểu nội dung quy luật phân ly và phân ly độc lập của Menđen 3. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động củaGV Hoạt động của HS Nội dung
I – Hệ thống hoá kiến thức – Mục tiêu : hệ thống toàn bộ kiến thức phần di truyền và biến dị dưới dạng các bảng biểu, nhắc lại các khái niệm cốt lõi.
– Nội dung : Xem trang 225 – 227 sách HDH KHTN 9.
– Phương thức tổ chức : GV hướng dẫn HS thảo luận, hoàn thành các bảng biểu . – Sản phẩm : Bài làm của HS.
263
-HS thảo luận nhóm trả lời I – Hệ thống hoá kiến thức
Bảng 31.1. Tóm tắt các quy luật di truyền
Quy luật Nội dung Giải thích Ý nghĩa Phân li Do sự phân li đồng
đều của cặp nhân tố di truyền trong quá trình hình thành giao tử nên mỗi giao tử chỉ chứa một nhân tố trong cặp.
-Các nhân tố di truyền không hoà trộn vào nhau.
– Phân li và tổ hợp của cặp gen tương ứng.
– Xác định tính trội (thường là tính trạng tốt)
Phân li độc lập Phân li độc lập của các cặp nhân tố di
truyền trong quá trình phát sinh giao
tử.
F2 có tỉ lệ mỗi kiểu hình bằng tích tỉ lệ
của các tính trạng hợp thành nó.
Tạo biến dị tổ hợp.
Di truyền liên kết Các tính trạng do nhóm gen liên kết
quy định được di truyền cùng nhau.
Các gen liên kết cùng phân li với NST trong phân bào
Tạo sự di truyền ổn định của cả nhóm tính trạng có lợi.
Di truyền liên kết với giới tính
Ở các loài giao phối, tỉ lệ đực : cái xấp xỉ
1 :1
Phân li và tổ hợp của cặp NST giới
tính.
Điều khiển tỉ lệ đực : cái.
Bảng 31.2. Những diễn biến cơ bản của NST qua các kì trong nguyên phân và giảm phân
Các kì Nguyên phân Giảm phân I Giảm phân II
Kì đầu. NST kép co ngắn, đóng xoắn và đính vào sợi thoi phân bào ở tâm động
NST kép co ngắn, đóng xoắn. Cặp NST kép tương đồng tiếp hợp theo chiều dọc và bắt chéo.
NST kép co ngắn lại thấy rõ số lượng NST kép (đơn bội
Kì giữa. Các NST kép co Từng cặp NST kép Các NST kép xếp
ngắn cực đại và xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào
xếp thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo
của thoi phân bào.
thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của
thoi phân bào.
Kì sau Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực tế bào.
Các NST kép tương đồng phân li độc lập về 2 cực tế bào.
Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực tế bào.
Kì cuối Các NST đơn nằm gọn trong nhân với số lượng bằng 2n như ở tế bào mẹ.
Các NST kép nằm gọn trong nhân với số lượng n (kép) bằng một nửa ở tế bào mẹ.
Các NST đơn nằm gọn trong nhân với số lượng bằng n (NST đơn).
Bảng 31.3. Bản chất và ý nghĩa của các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh
Các quá trình Bản chất Ý nghĩa
Nguyên phân Giữ nguyên bộ NST, nghĩa là 2 tế bào con được tạo ra có 2n NST giống như mẹ.
Duy trì ổn định bộ NST trong sự lớn lên của cơ thể và ở loài sinh sản vô tính.
Giảm phân Làm giảm số lượng NST đi một nửa, nghĩa là các tế bào con được tạo ra có số lượng NST (n) bằng 1/2 của tế bào mẹ.
Góp phần duy trì ổn định bộ NST qua các thế hệ ở loài sinh sản hữu tính và tạo ra nguồn biến dị tổ hợp.
Thụ tinh .
Kết hợp 2 bộ nhân đơn bội (n) thành bộ nhân lưỡng bội (2n).
Góp phần duy trì ổn định bộ NST qua các thế hệ ở loài sinh sản hữu tính và tạo ra nguồn biến dị tổ hợp
Bảng 31.4. Cấu trúc và chức năng của ADN, ARN và prôtêin
Đại phân tử Cấu trúc Chức năng ADN – Chuỗi xoắn kép
– 4 loại nuclêôtit : A, T, G, X
– Lưu giữ thông tin di truyền – Truyền đạt thông tin di truyền
ARN – Chuỗi xoắn đơn
– 4 loại nuclêôtit : A, U, G, X
-Truyền đạt thông tin di truyền – Vận chuyển axit amin
– Tham gia cấu trúc ribôxôm Prôtêin – Một hay nhiều chuỗi đơn
– 20 loại axit amin
-Cấu trúc các bộ phận tế bào, enzim xúc tác quá trình trao đổi chất, hoocmôn điều hoà hoạt động của các tuyến, vận chuyển, cung cấp năng lượng
Bảng 31.5. Các dạng đột biến
Các loại đột biến Khái niệm Các dạng đột biến Đột biến gen Những biến đổi trong cấu
trúc của ADN thường tại một điểm nào đó
Mất, thêm, thay thế, đảo vị trí một cặp nuclêôtit.
Đột biến cấu trúc NST Những biến đổi trong cấu trúc NST
Mất, lặp, đảo đ oạn Đột biến số lượng NST
.
Những biến đổi về số lượng NST.
Dị bội thể và đa bội thể 6. Nguyên nhân chung của các đột biến :
+ Các tác nhân lí hoá trong ngoại cảnh (tia tử ngoại, tia phóng xạ, sốc nhiệt, các hoá chất).
+ Rối loạn trong các quá trình sinh lí, hoá sinh trong tế bào, trong cơ thể. Cơ chế phát sinh từng dạng đột biến :
Dạng đột biến Cơ chế phát sinh đột biến
Đột biến gen ADN bị chấn thương hoặc bị sai sót trong
quá trình tự sao (mất, thêm, thay thế cặp nuclêôtit).
Đột biến mất đoạn Đột biến cấu trúc NSt
NST bị đứt một đoạn Đột biến đảo đoạn
NST bị đứt một đoạn. Đoạn bị đứt quay 180 rồi gắn vào NST.
Đột biến lặp đoạn Đột biến số lượng NST
NST tiếp hợp không bình thường, trao đổi chéo không cân giữa các crômatit.
Thể dị bội Đột biến số
lựơngNST
Một hay một số cặp NST không phân li
Thể đa bội Toàn bộ các cặp NST không phân li
II – Câu hỏi ôn tập
1. Giải thích sơ đồ : ADN (gen) → mARN → Prôtêin → Tính trạng
Trong sơ đồ trên, trình tự các nuclêôtit trên ADN quy định trình tự các nuclêôtit trong ARN, thông qua đó ADN quy định trình tự các axit amin trong chuỗi axit amin cấu thành prôtêin và biểu hiện thành tính trạng.
2. Hãy giải thích mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình. Người ta vận dụng mối quan hệ này vào thực tiễn sản xuất như thế nào ?
– Kiểu hình là kết quả tương tác giữa kiểu gen và môi trường.
– Các tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen, ít chịu ảnh hưởng của môi trường.
– Các tính trạng số lượng thường chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường. Vì vậy, trong thực tiễn sản xuất, phải chú ý tới ảnh hưởng khác nhau của môi trường đối với từng loại tính trạng. 3. Vì sao nghiên cứu di truyền người phải có những phương pháp thích hợp ? Nêu những điểm cơ bản của các phương pháp nghiên cứu đó
Nghiên cứu di truyền người phải có phương pháp thích hợp vì lí do xã hội, không thể áp dụng phương pháp lai và gây đột biến. Thông dụng và đơn giản hơn cả là phương pháp nghiên cứu phả hệ và trẻ đồng sinh.
– Đặc điểm cơ bản của phương pháp nghiên cứu phả hệ là : theo dõi sự di truyền của một tính trạng nhất định trên những người thuộc cùng một dòng họ qua nhiều thế hệ để xác định đặc điểm di truyền của tính trạng đó.
– Đặc điểm của phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh là có thể xác định được tính trạng nào do gen quyết định là chủ yếu, tính trạng nào chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường tự nhiên và xã hội.
4. Sự hiểu biết về Di truyền học tư vấn có tác dụng gì ?
-Di truyền y học tư vấn chẩn đoán, cung cấp thông tin và cho ta lời khuyên, chẳng hạn về khả năng mắc bệnh di truyền ở đời con của các gia đình đã mắc bệnh di truyền, có nên kết hôn hoặc tiếp tục sinh con nữa hay không, cùng các biện pháp phòng tránh, hạn chế rủi ro sinh con dị tật bẩm sinh hoặc mắc các bệnh, hội chứng di truyền.
5. B 6. C
III – Bản đồ khái niệm
+ Mục tiêu : Hệ thống hoá phần di truyền – biến dị theo phương pháp lập bản đồ khái niệm và sơ đồ hoá.
+ Nội dung : Xem trang 228 – 232 sách HDH KHTN 9.
+ Phương thức tổ chức :
+ Sản phẩm : Sơ đồ hệ thống hoá kiến thức phần di truyền và biến dị.
IV – Giải bài tập di truyền, biến dị
Bài 1. Một loài bướm có 3 alen về tính trạng màu cánh : xanh, cam và vàng nhạt. Một con bướm màu xanh giao phối với một con bướm màu cam. Đời con thu được kết quả : khoảng 25% màu xanh và 25% màu cam. Tuy nhiên khoảng 25% khác lại có màu đốm xanh và cam, và 25% còn lại có màu vàng. Giải thích tại sao có thể thu được kết quả như vậy (đời con của bướm xanh và bướm cam).
Bài 2. Một gen có A = 450 nuclêôtit, G = 900 nuclêôtit.
a) Nếu sau khi đột biến, gen đột biến có A = 451 nuclêôtit ; G = 900 nuclêôtit Đây là dạng đột biến gì ?
b) Nếu sau khi đột biến, gen đột biến có A = 449 nuclêôtit ; G = 900 nuclêôtit Đây là dạng đột biến gì ?
c) Nếu sau khi đột biến, gen đột biến có A = 449 nuclêôtit ; G = 901 nuclêôtit Đây là dạng đột biến gì ?
d) Nếu sau khi đột biến mà số lượng, thành phần các nuclêôtit không đổi, chỉ thay đổi trình tự phân bố các nuclêôtit thì đây là dạng đột biến gì ? Biết rằng đột biến chỉ tác động đến một cặp nuclêôtit.
Ngày soạn:
Ngày dạy: