Bài 65. SINH VẬT THÍCH NGHI KÌ DIỆU VỚI MÔI TRƯỜNG

Một phần của tài liệu giáo án sinh 9 mới (1) (Trang 281 - 286)

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ

– Xem sách Hướng dẫn học KHTN 9.

– GV chú ý nhấn mạnh mục tiêu : Giải thích được vì sao sinh vật thích nghi kì diệu với môi trường sống của chúng.

2. Các năng lực định hướng hình thành và phát triển cho HS

– Năng lực tự học : Xác định nhiệm vụ học tập trả lời được vì sao sinh vật thích nghi kì diệu với môi trường sống của chúng.

– Năng lực giải quyết vấn đề : Phân tích được tình huống học tập trong sách ; khi thảo luận bài học ; khi giải bài tập về các chủng vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh được tạo ra bằng cách nào ? Những con ếch vàng được tạo ra như thế nào ? Tại sao các loài sâu ăn lá rau lại có màu xanh ? Tìm hiểu sự thích nghi của mỏ chim với loại thức ăn.

– Năng lực hợp tác : Chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, tích cực thảo luận.

II – CHUẨN BỊ

- GV: sổ tay lên lớp, SHD - HS: SHD, đồ dùng học tập

III –HOẠT ĐỘNG DẠY & HỌC C.Hoạt động luyện tập

Mục tiêu : giúp HS củng cố, hoàn thiện kiến thức, kĩ năng vừa lĩnh hội được ở mục B.

Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và thiên nhiên hoang dã, chống biến đổi khí hậu.

Nội dung : Xem trang 257 – 258 sách hướng dẫn học KHTN 9.

Phương thức tổ chức : GV hướng dẫn HS thảo luận, trả lời các câu hỏi trong mục C.

Sản phẩm : Các ý kiến thảo luận, trả lời của HS.

a) Ý nghĩa của việc "hoá trang" thành sâu bọ ở loài ophrys apifera : giúp cây hoa lan này thụ phấn, bảo tồn nòi giống.

b) Giải thích tại sao các loài sâu ăn lá rau lại có màu xanh ? Sâu ăn lá rau lại có màu xanh sẽ hoà lẫn với màu xanh của rau. Chim ăn sâu sẽ khó phát hiện để ăn thịt.

Màu xanh của sâu ăn lá rau là kết quả quá trình chọn lọc tự nhiên.

c) Tìm ví dụ minh hoạ

Ví dụ : Trong hình bên, số 5 là một thực vật thuộc họ Thầu dầu có ở Nhật Bản. Cây này nổi tiếng với nhiều độc tố gây ói mửa, tháo dạ, có thể dẫn đến tử vong. Những vết đốm trên lá của nó cũng giống như vết đốm trên cánh con vòi voi (số 6 trong hình bên).

Một loại đậu của châu Phi (tetrapleura tetraptera)với con bọ que eurycanthea horrida ở New Guinea(hình sau). Hình dáng và cấu trúc của cả hai khá giống nhau, nhất là khi con bọ nằm im. Thật thế, mỗi khi gặp nguy hiểm, bọ que liền giả bộ chết, lúc đó do phản xạ tự nhiên, cơ bắp nó sẽ rắn và cứng như gỗ khiến kẻ thù khó phân biệt được đâu là bọ que, đâu là quả đậu.

"Cặp song sinh giả" này còn có vỏ dai và bền, đặc biệt là rất giống nhau, nhờ cấu tạo từ những phân tử hữu cơ tương tự. Ở thực vật, những phân tử của xenlulozơ liên kết với nhau, hình thành những thớ dài và chắc để tạo nên vỏ thực vật. Sự bảo vệ ấy cũng có hiệu quả như sự kết hợp protein – kitin ở sâu bọ.

D. Hoạt động vận dụng

Mục tiêu : giúp HS vận dụng được các kiến thức, kĩ năng để giải quyết các tình huống/vấn đề mới, rèn kĩ năng thực hành quan sát tự nhiên, làm thực nghiệm về chọn lọc tự nhiên.

Nội dung : Xem trang 258 – 262 sách hướng dẫn học KHTN 9.

Phương thức tổ chức : GV hướng dẫn HS thực hiện như sách hướng dẫn học KHTN 9.

Sản phẩm : Các ý kiến thảo luận, trả lời của HS.

(7) Dự đoán : đưa ra dự đoán về loại mỏ chim tốt nhất cho mỗi loại thức ăn và giải thích vì sao em nghĩ như vậy ? (Các em phải dự đoán trước khi bắt đầu “ăn”).

Loại thức ăn Dự đoán mỏ chim lấy

được nhiều thức ăn nhất Giải thích

Kẹp giấy thìa Do thìa dễ xúc kẹp giấy

Dây chun kéo Kéo dễ gắp, móc được dây

chun

Tăm nhíp

Nhíp là vật dụng khá dễ lấy với

các loại thức ăn, đặc biệt là tăm

Mì ống kẹp ống nghiệm Kẹp ống nghiệm dễ lấy mì

ống

(8) Những gì tôi đã làm : Viết 1 đoạn mô tả ngắn về quá trình thực hiện hoạt động này của em.

(9) Những gì tôi quan sát : Hoàn thành bảng cá nhân và bảng chung của nhóm.

Bảng cá nhân :

Thông tin cá nhân Kẹp giấy Dây chun Tăm Mì ống

Loại mỏ chim

………..

Bảng chung của nhóm :

Mỏ chim Kẹp giấy Dây chun Tăm Mì ống

1. Thìa nhựa 2. Kẹp ống nghiệm 3. Nhíp 4. Kéo

(10) Những gì tôi học được : Viết 1 đoạn mô tả về những gì bạn học được từ

việc thực hiện thí nghiệm này. Hãy nhớ tham khảo các mục tiêu học tập và để bao gồm các ví dụ từ dữ liệu của em.

(11) Những gì tôi băn khoăn : Đưa ra 1 câu hỏi “tại sao” hoặc “như thế nào” mà em băn khoăn về chủ đề của hoạt động này.

(12) Câu hỏi : Trả lời những câu hỏi sau :

a) Loại mỏ chim nào thích nghi tốt nhất với mỗi loại thức ăn ? Loại mỏ chim nào thích nghi kém nhất với mỗi loại thức ăn ?

Loại mỏ chim thích nghi tốt nhất với mỗi loại thức ăn : nhíp.

Loại mỏ chim thích nghi kém nhất với mỗi loại thức ăn : thìa.

b) Em sẽ thay đổi chiến lược kiếm ăn của em như thế nào nếu như em có một cơ hội khác để “kiếm ăn” ? Giải thích.

Em sẽ chọn các loại thức ăn dễ lấy nhất, phù hợp với mình nhất để lấy trước, sau đó đến các loại thức ăn khác.

c) Điều gì sẽ xảy ra nếu tất cả các loại chim trong hoạt động này đã bay đến một hòn đảo, nơi không có loài nào đến đây trước đó và thức ăn duy nhất có sẵn là mì ống ? Loài chim nào sẽ thành công nhất ? Loài nào sẽ kém thành công nhất ? Loài chim thành công nhất sẽ là loài chim có mỏ kẹp ống nghiệm, do loại mỏ này dễ lấy và kẹp vỡ vỏ hạt để lấy hạt bên trong.

d) Nếu bạn quay lại hòn đảo ấy (phần c) 50 năm sau, điều gì em mong chờ nhìn thấy ? (loài chim nào sẽ sống trên hòn đảo này ?) : chỉ có loài chim có mỏ kẹp ống nghiệm là tồn tại và phát triển trên hòn đảo này.

e) Thí nghiệm này đã hỗ trợ cho thuyết tiến hoá như thế nào ?

Thí nghiệm này giải thích sự chọn lọc tự nhiên trong quá trình cạnh tranh về thức ăn : loài chim nào có mỏ phù hợp với loại thức ăn ở vùng đó nhất sẽ tồn tại và phát triển. Ngược lại, sẽ bị diệt vong.

(13) Thảo luận : Khi nào em cần dùng tới thuốc kháng sinh (viêm họng) và khi nào

không (cảm lạnh và cúm) ? Vì cảm lạnh và cúm do virut gây ra còn viêm họng là do vi khuẩn gây ra.

(14) Biện pháp hữu hiệu nhất ngăn chặn vi khuẩn kháng kháng sinh là gì ? Đưa ra ý kiến của em về 6 nhận định sau đây :

a) Kháng kháng sinh sẽ không xảy ra nếu tôi chọn đúng loại thuốc : không phải vậy, vì có chọn đúng loại thuốc thì vi khuẩn vẫn có thể xuất hiện đột biến gen kháng thuốc.

b) Cơ thể của tôi đang trở nên kháng thuốc : không đúng, vì chưa đủ thông tin để kết luận. Nếu chưa dùng thuốc kháng sinh thì không thể nói cơ thể của tôi đang trở nên kháng thuốc!

b) Kháng sinh sẽ giúp tôi vượt qua cảm lạnh và cúm : Sai.

c) Trong quá trình điều trị, tôi có thể dừng kháng sinh vào những ngày cuối : Sai.

d) Tôi có thể sử dụng kháng sinh còn lại của người khác khi chưa hết hạn : Sai.

e) Kháng kháng sinh chỉ xảy ra từ đợt điều trị thứ hai trở đi : ngay đợt đầu tiên đã có thể xuất hiện đột biến kháng thuốc ở vi khuẩn.

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

Mục tiêu : khuyến khích HS tiếp tục tìm tòi và mở rộng kiến thức ngoài lớp học.

Nội dung : Xem trang 262 sách hướng dẫn học KHTN 9.

Phương thức tổ chức : GV hướng dẫn HS thực hiện, báo cáo kết quả lên góc học tập.

Sản phẩm : Các sản phẩm hoạt động của HS.

Ngày soạn: 5/3/2019 Ngày dạy: 12/3(9A)

Một phần của tài liệu giáo án sinh 9 mới (1) (Trang 281 - 286)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(335 trang)
w