21: MỐI QUAN HỆ GIỮA GEN VÀ TÍNH TRẠNG(TIẾP)

Một phần của tài liệu giáo án sinh 9 mới (1) (Trang 75 - 80)

1. Kiến thức

- Mô tả được nguyên tắc cấu tạo prptein và các bậc cấu trúc hóa học của protein -Trình được các chức năng cơ bản của protein và nêu được các ví dụ minh họa Giải thích được vì sao protein có tính đa dạng đặc thù

-Trình bày được mối quan hệ giũa gen,mA RN và protein,nêu được bản chất mối quan hệ giữa gen và tính trạng

-Giải thích được sự chi phối của thông tin di truyền trên gen đối với sự biểu hiện của tính trạng

2. Kỹ năng

- Phát triển tư duy lí thuyết (phân tích, hệ thống hoá kiến thức).

3. Thái độ

-Thấy được tầm quan trọng của prôtêin trong cơ thể.

4. Năng lực cần đạt được:

– Năng lực tự học : Xác định nhiệm vụ học tập, trả lời được các câu hỏi : Nguyên tắc cấu tạo prôtêin và các bậc cấu trúc hoá học của prôtêin. Giải thích được vì sao prôtêin có tính đa dạng và đặc thù. Giải thích được sự chi phối của thông tin di truyền trên gen (phân tử ADN) đối với sự biểu hiện của tính trạng.

– Năng lực giải quyết vấn đề : Phân tích được tình huống học tập trong sách ; khi thảo luận bài học ; khi giải bài tập về ADN, ARN và prôtêin.

– Năng lực hợp tác : Chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, tích cực thảo luận.

II. Chuẩn bị.

1. Phương pháp : Trực quan, Vấn đáp-tìm tòi, Dạy học nhóm, Động não 2. Đồ dùng dạy học

- Tranh phóng to hình 21.6,21.7 SGK.

III. Hoạt động dạy - học.

1. Ổn định lớp: 1phút 2. Bài mới

A.HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG – Mục tiêu :

+ Tạo hứng thú học tập : GV tổ chức khởi động lớp học.

+ Tạo “Tình huống có vấn đề”, câu hỏi nhận thức :Nêu cấu trúc và chức năng của gen – Nội dung : Xem lại kiến thức bài 19

– Phương thức tổ chức : GV cho học sinh hoạt động cá nhân – Sản phẩm : Câu trả lời của hs

B.HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

– Mục tiêu : Tìm hiểu cấu trúc của phân tử prôtêin, giải thích được vì sao prôtêin có tính đa dạng và đặc thù, giải thích được sự chi phối của thông tin di truyền trên gen (phân tử ADN) đối với sự biểu hiện của tính trạng.

– Nội dung : Xem trang 108-111 sách HDH KHTN 9.

– Phương thức tổ chức : GV hướng dẫn HS thảo luận, trả lời các câu hỏi trong mục B.

GV có thể chiếu hình ảnh, yêu cầu HS quan sát và phân tích hình ảnh rồi trả lời câu hỏi.

– Sản phẩm : HS tự lực hình thành kiến thức mới.

Hoạt động 2: Chức năng của protein

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung

II.Chức năng của protein 1. Chức năng cấu trúc của prôtêin:

- Prôtêin là thành phần quan trọng xây dựng nên các bào quan và màng sinh chất, hình thành nên các đặc điểm giải phẫu, hình thái của các mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể (tính trạng cơ thể).

2. Chức năng xúc tác quá trình trao đổi chất:

- Bản chất các enzim là tham gia các phản ứng sinh hoá.

3. Chức năng điều hoà quá trình trao đổi chất:Các hoocmon phần lớn là prôtêin giúp điều hoà các quá trình sinh lí của cơ thể.

- Ngoài ra prôtêin là thành phần cấu tạo nên kháng thể để bảo vệ cơ thể, chức năng vận động (tạo nên các loại - GV yêu cầu HS nghiên cứu

thông tin SGK

- Yêu cầu HS thảo luận câu hỏi sgk /110:

-GV kết luận về chức năng của protein

-Hs thảo luạn nhóm cử đại diện trình bày.Yêu cầu nêu được:

Prôtêin tham gia thực hiện các chức năng trong cơ thể : – Cấu tạo : Histôn là thành phần cấu tạo nên chất nhiễm sắc, cấu thành nên NST.

– Cấu tạo : Kêratin chiếm tỉ lệ lớn trong móng, lông, tóc, sừng.

– Miễn dịch : Kháng thể tham gia bảo vệ cơ thể, chống lại các tác nhân gây bệnh.

– Điều hoà : Hoocmôn prôlactin làm kích thích tuyến vú, tăng tiết sữa;

hoocmôn tirôxin do tuyến giáp tiết ra giúp quá trình trao đổi chất, phối hợp hoạt

động.

– Xúc tác : Enzim amilaza xúc tác quá trình phân giải tinh bột thành đường ; enzim ADN-pôlimeraza xúc tác quá trình nhân đôi ADN.

– Dự trữ : Khi cơ thể thiếu hụt lipit và gluxit, prôtêin bị phân giải để cung cấp năng lượng cho cơ thể.

cơ), chức năng cung cấp năng lượng (thiếu năng lượng, prôtêin phân huỷ giải phóng năng lượng).

=> Prôtêin liên quan đến toàn bộ hoạt động sống của Hoạt động 3: tổng hợp protein

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung

III.Tổng hợp protein – Quá trình tổng hợp prôtêin diễn ra ở tế bào chất, tại ribôxôm.

- Sự hình thành chuỗi aa:

+ mARN rời khỏi nhân ra tế bào chất để tổng hợp chuỗi aa.

+ Các tARN một đầu gắn với 1 aa, đầu kia mang bộ 3 đối mã vào ribôxôm khớp với mARN theo nguyên tắc bổ sung A – U; G – X.

+ Khi ribôxôm dịch 1 nấc trên mARN (mỗi nấc ứng với 3 nuclêôtit) thì 1 aa được lắp ghép vào chuỗi aa.

+ Khi ribôxôm dịch chuyển hết chiều dài của mARN thì chuỗi aa được tổng hợp xong.

- Nguyên tắc hình thành chuỗi aa:

-GV cho hs nghiên cứu bảng 21 thảo luân jnhoms trả lời các câu hỏi sgk/110

-

- HS thảo luận và nêu được:

– Quá trình tổng hợp prôtêin diễn ra ở tế bào chất, tại ribôxôm.

– Nếu số lượng nuclêôtit trên mARN mang thông tin quy định sự tổng hợp chuỗi axit amin gồm 1500 nuclêôtit thì chuỗi pôlipeptit được tổng hợp có

(1500 : 3) – 1 = 499 axit amin (trừ bộ ba kết thúc).

– Mối quan hệ giữa mARN và prôtêin : mARN mang thông tin quy định trình tự axit amin trên phân tử prôtêin.

- 1 HS trình bày. HS khác nhận xét, bổ sung

Dựa trên khuôn mãu mARN và theo nguyên tắc bổ sung A – U; G – X đồng thời cứ 3 nuclêôtit ứng với 1 aa.

Hoạt động 4: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng -GV yêu cầu học sinh quan sát hình

21.6 thảo uận nhóm tả lời các câu hỏi sgk /110,111

-GV chốt kt

-GV gọi 1 hs lên trình bày mối quan hệ gen và tính trạng

- HS quan sát hình, vận dụng kiến thức thảo luận nhóm để trả lời.

- Rút ra kết luận.

– Các quá trình được đánh số : 1 – phiên mã ; 2 – dịch mã.

– Trình tự mARN được tổng hợp được quy định bởi trình tự nuclêôtit trên mạch 1 của gen.

– Trình tự axit amin của chuỗi pôlipeptit được tổng hợp ở quá trình 2 được quy định bởi trình tự nuclêôtit trên phân tử mARN.

– Vị trí xảy ra quá trìh tổng hợp mARN : trong nhân tế bào ; tổng hợp chuỗi axit amin ở tế bào sinh vật có nhân : ngoài tế bào chất.

– Một số tính trạng ở sinh vật : có má lúm – không có má lúm, mắt xanh – mắt nâu ở người ; hạt trơn – hạt nhăn ở đậu Hà Lan do

II. Mối quan hệ giữa gen và tính trạng

- Mối liên hệ:

+ Gen là khuôn mẫu để tổng hợp mARN.

+ mARN là khuôn mẫu để tổng hợp chuỗi aa cấu tạo nên prôtêin.

+ Prôtêin biểu hiện thành tính trạng cơ thể.

- Bản chất mối liên hệ gen "

tính trạng:

+ Trình tự các nuclêôtit trong ADN (gen) quy định trình tự các nuclêôtit trong mARN qua đó quy định trình tự các aa cấu tạo prôtêin. Prôtêin tham gia cấu tạo, hoạt động sinh lí của tế bào và biểu hiện thành tính trạng.

gen quy định thì các tính trạng này di truyền được.

- Một HS lên trình bày bản chất mối liên hệ gen

" tính trạng.

C.HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP :

- Mục tiêu: giúp học sinh củng cố, hoàn thiện kiến thức, kỹ năng vừa lĩnh hội được . - Phương thức tổ chức: hoat đông căp đôi.

-Sản phẩm:Câu trả lời của HS Câu 1: Quá trình tổng hợp prôtêin xảy ra ở:

A. Trong nhân tế bào B. Trên phân tử ADN

C. Trên màng tế bào D. Tại ribôxôm của tế bào chất

Câu 2: Nguyên liệu trong môi trường nội bào được sử dụng trong quá trình tổng hợp prôtêin là:

A. Ribônuclêôtit B. Axitnuclêic C. Axit amin D. Các nuclêôtit Câu 3: Thành phần nào sau đây không tham gia trực tiếp trong quá trình tổng hợp chuỗi axit amin:

A. mARN B. ADN C. tARN

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

- Mục tiêu: giúp học sinh củng cố, hoàn thiện kiến thức, kỹ năng vừa lĩnh hội được . - Phương thức tổ chức: hoat đông căp đôi.

-Sản phẩm:Câu trả lời của Hs Nguyên tắc bổ sung được biểu hiện trong mối quan hệ ở sơ đồ dưới đây như thế nào?

Gen (1 đoạn ADN) " ARN " prôtêin E,HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG - Muc tiêu : : liên hê thc tế.

- phơng thức : hoat đông cá nhân - Sản phẩm : câu trả lời của hoc sinh Vì sao trâu bò đều ăn cỏ mà thịt trâu khác thịt bò?

*Hướng dẫn học bài ở nhà:1phút - Học bài và trả lời câu hỏi SGK.

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Một phần của tài liệu giáo án sinh 9 mới (1) (Trang 75 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(335 trang)
w