21: MỐI QUAN HỆ GIỮA GEN VÀ TÍNH TRẠNG

Một phần của tài liệu giáo án sinh 9 mới (1) (Trang 71 - 75)

1. Kiến thức

- Mô tả được nguyên tắc cấu tạo prptein và các bậc cấu trúc hóa học của protein -Trình được các chức năng cơ bản của protein và nêu được các ví dụ minh họa Giải thích được vì sao protein có tính đa dạng đặc thù

-Trình bày được mối quan hệ giũa gen,mA RN và protein,nêu được bản chất mối quan hệ giữa gen và tính trạng

-Giải thích được sự chi phối của thông tin di truyền trên gen đối với sự biểu hiện của tính trạng

2. Kỹ năng

- Phát triển tư duy lí thuyết (phân tích, hệ thống hoá kiến thức).

3. Thái độ

-Thấy được tầm quan trọng của prôtêin trong cơ thể.

4. Năng lực cần đạt được:

– Năng lực tự học : Xác định nhiệm vụ học tập, trả lời được các câu hỏi : Nguyên tắc cấu tạo prôtêin và các bậc cấu trúc hoá học của prôtêin. Giải thích được vì sao prôtêin có tính đa dạng và đặc thù. Giải thích được sự chi phối của thông tin di truyền trên gen (phân tử ADN) đối với sự biểu hiện của tính trạng.

– Năng lực giải quyết vấn đề : Phân tích được tình huống học tập trong sách ; khi thảo luận bài học ; khi giải bài tập về ADN, ARN và prôtêin.

– Năng lực hợp tác : Chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, tích cực thảo luận.

II. Chuẩn bị.

1. Phương pháp : Trực quan, Vấn đáp-tìm tòi, Dạy học nhóm, Động não 2. Đồ dùng dạy học

- Tranh phóng to hình 21.2,21.3,21.4 SGK.

III. Hoạt động dạy - học.

1. Ổn định lớp: 1phút 2. Kiểm tra bài cũ: 4phút

- ARN được tổng hợp dựa trên nguyên tắc nào? Chức năng của mARN? Nêu bản chất quan hệ giữa gen và ARN?

3. Bài mới

A.HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG – Mục tiêu :

+ Tạo hứng thú học tập : Từ những tình huống gần gũi trong bữa ăn hằng ngày, các em đưa ra các câu hỏi liên quan đến kiến thức bài học.

+ Tạo “Tình huống có vấn đề”, câu hỏi nhận thức : Sự khác nhau về màu sắc, thành phần của thịt bò, thịt gà, thịt lợn. “Tại sao lòng trắng trứng gà từ trong suốt chuyển thành đục khi gặp nhiệt độ ?” ; “Trình tự ARN có mối quan hệ như thế nào với trình tự của ADN ?”

– Nội dung : Xem trang 108 sách HDH KHTN 9.

– Phương thức tổ chức : GV hướng dẫn HS thảo luận hoàn thành nhiệm vụ học tập.

– Sản phẩm : Câu trả lời cho các câu hỏi thảo luận

– Nhận xét : màu thịt bò đỏ đậm ; thịt lợn hồng nhạt ; thịt gà màu trắng hơi vàng. Khi ăn mùi vị của 3 loại thịt đó rất khác nhau. – Lòng trắng trứng gà từ trong suốt chuyển thành trắng đục sau khi luộc vì prôtêin bị biến tính. – Trình tự nuclêôtit của ARN bổ sung với một mạch của ADN tổng hợp ra nó.

B.HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

– Mục tiêu : Tìm hiểu cấu trúc của phân tử prôtêin, giải thích được vì sao prôtêin có tính đa dạng và đặc thù, giải thích được sự chi phối của thông tin di truyền trên gen (phân tử ADN) đối với sự biểu hiện của tính trạng.

– Nội dung : Xem trang 108-111 sách HDH KHTN 9.

– Phương thức tổ chức : GV hướng dẫn HS thảo luận, trả lời các câu hỏi trong mục B.

GV có thể chiếu hình ảnh, yêu cầu HS quan sát và phân tích hình ảnh rồi trả lời câu hỏi.

– Sản phẩm : HS tự lực hình thành kiến thức mới.

Hoạt động 1: Cấu trúc của prôtêin

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung

I.Cấu trúc của prôtêin - Prôtêin là chất hữu cơ gồm các nguyên tố: C, H, O...

- Prôtêin thuộc loại đại phân tử, được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. Đơn phân là các axit amin gồm khoảng 20 loại axit amin khác nhau.

- Vì prôtêin cấu tạo theo nguyên tắc đa phân với hơn 20 loại aa khác nhau đã tạo nên tính đa dạng và đặc thù của prôtêin.

+ Tính đặc thù của prôtêin do số lượng, thành phần, trật tự sắp xếp các aa quyết định. Sự sắp xếp các aa theo những cách khác nhau tạo ra - GV yêu cầu HS nghiên cứu

thông tin SGK quan sát hình vẽ - Yêu cầu HS thảo luận câu hỏi sgk /108,109:

Chú ý : Các prôtêin khác nhau thực hiện chức năng có thể ở dạng cấu trúc bậc 3 hoặc bậc 4.

Chẳng hạn, albumin là prôtêin chỉ gồm một chuỗi axit amin, có cấu trúc bậc 3 (dạng khối cầu).

Một số prôtêin khác, như hemôglobin hay insulin là các prôtêin cấu thành từ nhiều chuỗi axit amin (cấu trúc bậc 4).

-GV thông báo tính đa dạng, đặc thù của prôtêin còn thể hiện ở cấu trúc không gian

-GV kết luận

-Hs thảo luạn nhóm cử đại diện trình bày.Yêu cầu nêu được:

– Đơn vị cấu tạo của prôtêin là axit amin. Các đơn vị cấu tạo đó liên kết với nhau bằng liên kết hoá học peptit

– Các nguyên tố hoá học chủ yếu cấu tạo nên prôtêin là C, H, O, N và P.

– Prôtêin là đại phân tử được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân gồm nhiều đơn phân, mỗi đơn phân là một axit amin.

– Prôtêin có tính đa dạng và đặc thù do trình tự sắp xếp các axit amin ; số lượng, thành phần các axit amin là khác nhau ở các phân tử prôtêin khác nhau.

– Các bậc cấu trúc prôtêin : + Cấu trúc bậc 1 : Là trình tự sắp xếp các axit amin trong chuỗi pôlipeptit. + Cấu trúc bậc 2 : Chuỗi axit amin tạo nên các vòng xoắn lò xo đều đặn hoặc gấp khúc.

+ Cấu trúc bậc 3 : Cấu trúc bậc 2 cuộn lại với nhau thành từng búi có hình dạng lập thể đặc trưng cho từng loại prôtêin. Cấu trúc không gian này có vai trò quyết định đối với hoạt tính và chức năng của prôtêin.

+ Cấu trúc bậc 4 : Khi prôtêin có nhiều chuỗi pôlipeptit phối hợp với nhau thì tạo nên cấu trúc bậc 4 của prôtêin

những phân tử prôtêin khác nhau.

- Tính đa dạng và đặc thù của prôtêin còn thể hiện ở cấu trúc không gian:

+ Cấu trúc bậc 1: là trình tự sắp xếp các aa trong chuỗi aa.

+ Cấu trúc bậc 2: là chuỗi aa tạo các vòng xoắn lò xo.

+ Cấu trúc bậc 3: do cấu trúc bậc 2 cuộn xếp theo kiểu đặc trưng.

+ Cấu trúc bậc 4: gồm 2 hay nhiều chuỗi aa cùng loại hay khác loại kết hợp với nhau. Cấu trúc bậc 3 và bậc 4 còn thể hiện tính đặc C.HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP :

- Mục tiêu: giúp học sinh củng cố, hoàn thiện kiến thức, kỹ năng vừa lĩnh hội được . - Phương thức tổ chức: hoat đông căp đôi.

-Sản phẩm:Câu trả lời của HS

Câu 1: Khối lượng của mỗi phân tử prôtêin (được tính bằng đơn vị cacbon) là:

A. Hàng chục B. Hàng ngàn C. Hàng trăm ngàn D. Hàng triệu

Câu 2: Yếu tố tạo nên tính đa dạng và tính đặc thù của prôtêin là:

A. Thành phần, số lượng và trật tự của các axit amin B. Thành phần, số lượng và trật tự của các nuclêôtit

A. Thành phần, số lượng của các cặp nuclêôtit trong ADN B. Cả 3 yếu tố trên

Câu 3: Cấu trúc dưới đây thuộc loại prôtêin bậc 3 là:

A. Một chuỗi axit amin xếp theo kiểu đặc trưng B. Hai chuỗi axit min xoắn lò xo

C. Một chuỗi axit amin xoắn nhưng không cuộn lại D. Hai chuỗi axit amin

Câu 4: Bậc cấu trúc nào sau đây có vai trò chủ yếu xác định tính đặc thù của prôtêin?

A. Cấu trúc bậc 1 B. Cấu trúc bậc 2 C. Cấu trúc bậc 3 D. Cấu trúc bậc 4

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

- Mục tiêu: giúp học sinh củng cố, hoàn thiện kiến thức, kỹ năng vừa lĩnh hội được . - Phương thức tổ chức: hoat đông căp đôi.

-Sản phẩm:Câu trả lời của hs

?Vì sao nói protein có tính đa dạng và đặc thù.

E,HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG - Muc tiêu : : liên hê thc tế.

- phơng thức : hoat đông cá nhân - Sản phẩm : câu trả lời của hoc sinh

Bài tập: Tại sao ta ăn thức ăn chứa Pr của động vật mà lại chuyển thành Pr của cơ thể người?

* Hướng dẫn học bài ở nhà: 1phút - Học bài và nghien cứu bài mới

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Một phần của tài liệu giáo án sinh 9 mới (1) (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(335 trang)
w