24: ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ

Một phần của tài liệu giáo án sinh 9 mới (1) (Trang 118 - 122)

1. Kiến thức

-Trình bày được đột biến số lượng NST là gì?thể dị bội là gì?Thể đa bội là gì?

- Học sinh nắm được các biến đổi số lượng thường thấy ở một cặp NST, cơ chế hình thành thể (2n + 1) và thể (2n - 1).

- Nêu được nêu được nguyên nhân phát sinh,tính chất,hậu quả của biến đổi số lượng ở từng cặp NST.

-Nêu được vai trò của đột biến NST trong tự nhiên và trong đời sống con người

- Trình bày được sự hình thành thể đa bội do nguyên phân, giảm phân và phân biệt sự khác nhau giữa 2 trường hợp trên.

- Nhận biết được một số thể đa bội bằng mắt thường qua tranh ảnh và có được các ý niệm sử dụng các đặc điểm của thể đa bội trong chọn giống.

2. Kỹ năng

- Kĩ năng hợp tác ứng xữ, giao tiếp lắng nghe tích cực

- Kĩ năng thu thập và xữ lí thông tin khi đọc SGK, quan sát ảnh, phim, internet…để tìm hiểu khái niệm nguyên nhân phát sinh và tính chất của ĐB số lượng NST

- Kĩ năngtự tin bày tỏ ý kiến.

3. Thái độ

- Học sinh năm rõ về đột biết vân dụng vào đời sống.

4. Năng lực cần đạt được:

– Năng lực tự học : Xác định nhiệm vụ học tập là trả lời được “Đột biến số lượng NST là gì ?”, “Thể dị bội là gì ?”, “Thể đa bội là gì ?”, “Đột biến đa bội, dị bội gồm những dạng nào ?”. Lập và thực hiện kế hoạch học tập nghiêm túc, lựa chọn được các nguồn tài liệu đọc phù hợp. Nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân trong khi học.

– Năng lực giải quyết vấn đề : Phân tích được tình huống học tập trong sách ; khi thảo luận bài học ; khi giải bài tập về đột biến đa bội, dị bội ; …

– Năng lực hợp tác : Chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, tích cực thảo luận.

II. Chuẩn bị.

1. Phương pháp : Vấn đáp-tìm tòi, Dạy học nhóm, trực quan 2. Đồ dùng dạy học

- Bảng phụ III.Tổ chức dạy và học 1. Ổn định lớp:1 phút 2. Kiểm tra bài cũ: 4 phút

Thể đa bội là gì ?Trình bày cơ chế phát sinh thể đa bội A.Khởi động

-– Mục tiêu :

+ Tạo hứng thú học tập : GV tổ chức khởi động lớp học.

+ Tạo “Tình huống có vấn đề”, câu hỏi nhận thức : – Nội dung : học sinh xem lại kiến thức

– Phương thức tổ chức : GV cho học sinh hoạt động cá nhân – Sản phẩm : Câu trả lời của hs

Cho Hs lấy ví dụ về thể dị bội và thể đa bội B.hình thành kiến thức

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung – Mục tiêu : Phân biệt các

loại đột biến số lượng NST.

Nêu được vai trò của đột -

C.Luyện tập

Bài 3:Học sinh tự làm Bài 4

biến số lượng NST trong tự nhiên và trong đời sống con người. Phát triển năng lực quan sát, phân tích, so sánh, khái quát hoá thông qua kênh hình, kênh chữ.

– Nội dung : Xem sách HDH KHTN 9.

– Phương thức tổ chức : GV hướng dẫn HS thảo luận, trả lời các câu hỏi trong mục C.

– Sản phẩm : HS thảo luận, trả lời câu hỏi.

GV cho HS hoạt động cặp đôi hoàn thành các bài tập 3,4,5,6,7,8SGK

Bài 3:So Sánh cơ thể lưỡng bội và đa bội

-GV gọi đại diện từng cặp đôi lên bảng làm

-Gv chốt đáp án

HS hoạt động cặp đôi hoàn thành bài tập

- Cơ chế hình thành cây lai tam bội có kiểu gen AAa : do rối loạn giảm phân tạo giao tử (2n) AA ở cây AA.

Giao tử AA kết hợp với giao tử bình thường a tạo cây lai tam bội có kiểu gen AAa.

– Đặc điểm của các cây tam bội AAa : tế bào có bộ NST đa bội (3n), kích thước tế bào to hơn bình thường.

Các cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản có kích thước lớn hơn bình thường. Cặp gen tương ứng gồm 3 alen là A, A và a. Thời gian sinh trưởng, phát triển kéo dài hơn. Cây thường bất thụ.

Bài 5

-a, tên đột biến:A: thể tam bội

B: thể tứ bội

C:Thể 1 nhiễm(2n-1)

b- Cơ chế:trong quá trình giảm phân, cặp NST số I không phân li tạo giao tử mang cả 2 NST I và giao tử không mang NST I ; giao tử không mang NST I kết hợp với giao tử bình thường trong quá trình thụ tinh tạo nên thể dị bội (2n – 1Bài 6:D

Bài7:A Bài 8:A Bảng 24.1. So sánh cơ thể lưỡng bội (2n) với cơ thể đa bội (3n, 4n, …) Cơ thể lưỡng bội (2n) Cơ thể đa bội (3n, 4n, …)

Tế bào có bộ NST lưỡng bội (2n), kích thước tế bào bình thường. Các cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản có kích thước bình thường.

Tế bào có bộ NST đa bội (3n, 4n, …), kích thước tế bào to hơn bình thường. Các cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản có kích thước lớn hơn bình thường

Cặp gen tương ứng gồm 2 alen có nguồn gốc khác nhau.

Cặp gen tương ứng gồm 3, 4,… alen có nguồn gốc khác nhau.

Thời gian sinh trưởng, phát triển bình thường.

Thời gian sinh trưởng, phát triển kéo dài hơn.

D.Hoạt động vận dụng: Trả lời câu hỏi SGK – Mục tiêu : So sánh thể dị bội với thể đa bội.

– Nội dung : Xem sách HDH KHTN 9.

– Phương thức tổ chức : GV hướng dẫn HS thảo luận, so sánh thể dị bội với thể đa bội. – Sản phẩm : HS thảo luận, trả lời câu hỏi.

Bảng 24.2. So sánh thể dị bội với thể đa bội

Dấu hiệu so sánh Thể dị bội Thể đa bội

-Khái niệm Thay đổi số lượng liên quan đến một hay một số cặp NST nào đó.

Thay đổi số lượng liên quan đến toàn bộ bộ NST của loài, tế bào 3n, 4n, 5n, ...

-Bộ NST Bộ NST 2n + 1, 2n – 1,

2n – 2, 2n + 2, ...

-có số NST là bội số n Cơ chế hình thành Sự không phân li của một

hoặc vài cặp NST trong phân bào.

Sự không phân li của toàn bộ các cặp NST trong phân bào.

Đặc điểm cơ thể – Có thể gặp ở mọi sinh vật (con người, động vật và thực vật).

– Gây thay đổi kiểu hình ở một số bộ phận, gây ra các bệnh hiểm nghèo.

– Thường không thấy ở sinh vật bậc cao, chủ yếu được ứng dụng và phổ biến ở thực – Thực vật đa bội có cơ quan sinh dưỡng to, sinh trưởng mạnh,chống chịu tốt

* Giống nhau : – Đều là những thể do đột biến số lượng NST tạo ra.

– Đều phát sinh do các tác động của các tác nhân vật lí, hoá học hoặc ảnh hưởng phức tạp từ môi trường ngoài và trong.

– Đều biểu hiện kiểu hình không bình thường, có thể gây hại cho sinh vật.

– Cơ chế tạo ra đều do sự phân li không bình thường của NST trong quá trình phân bào.

– Số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng đều sai khác với 2n.

-Ở thực vật, thể đa bội và thể dị bội đều được ứng dụng trong trồng trọt.

E.Tìm tòi mở rộng:

– Mục tiêu : tìm thêm một số ví dụ về đột biến số lượng NST phát sinh trong tự nhiên hoặc do con người tạo ra ; nhận biết các thể đa bội ; sưu tập tư liệu và mô tả một giống cây trồng đa bội ở Việt Nam.

– Nội dung : Xem sách HDH KHTN 9.

– Phương thức tổ chức : GV hướng dẫn HS thảo luận, so sánh thể dị bội với thể đa bội.

– Sản phẩm : HS thảo luận, trả lời câu hỏi.

1. Một số ví dụ về đột biến số lượng NST phát sinh trong tự nhiên hoặc do con người tạo ra :. 2. Có thể nhận biết các thể đa bội bằng mắt thường qua những dấu hiệu : Tế bào thể đa bội có kích thước lớn hơn tế bào bình thường dẫn đến cơ quan sinh dưỡng có kích thước lớn, phát triển khoẻ, chống chịu tốt. Có thể ứng dụng các đặc điểm của chúng trong chọn giống cây trồng như tạo giống nho, dưa hấu không hạt.

Ngày soạn :/10/2018 Ngày dạy : 25/10(9A)

Một phần của tài liệu giáo án sinh 9 mới (1) (Trang 118 - 122)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(335 trang)
w