1. Kiến thức
- Học sinh phải hiểu được khái niệm công nghệ tế bào, nắm được những giai đoạn chủ yếu của công nghệ tế bào và hiểu được tại sao cần thực hiện các công nghệ đó.
- Trình bày được những ưu điểm của nhân giống vô tính trong ống nghiệm và phương hướng ứng dụng phương pháp nuôi cấy mô và tế bào trong chọn giống.
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng thu nhận thông tin - Kỹ năng hoạt động nhóm
3. Thái độ
- Học sinh có thái độ tích cực lĩnh hội tri thức và ứng dụng trong trự nhiên.
4. Năng lực cần đạt được:
a. Nhóm năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, sáng tạo, năng lực tự quản lí. năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), năng lực sử dụng ngôn ngữ.
b. Nhóm năng lực, kĩ năng chuyên biệt trong môn Sinh học
- Các năng lực chuyên biệt trong môn Sinh học năng lực kiến thức DTH ứng dụng - Các kĩ năng chuyên biệt trong môn Sinh học, quan sát phân loại hay phân nhóm.
II. Phương pháp: Dạy học nhóm, hỏi chuyên gia, khăn trải bản,vấn đáp tìm tòi, động não.
III. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Soạn giáo án.
2. Học sinh: Soạn trước bài.
IV. Hoạt động dạy - học.
1. Ổn định lớp: 1phút 2. Khởi động:
-Mục tiêu :
+Tạo hứng thú học tập : Đưa HS vào bài học, gắn hoạt động dạy học và thực tiễn.
+ Tạo “Tình huống có vấn đề”, câu hỏi nhận thức : Nội dung cốt lõi hình thành kiến thức mới trong bài học
-Nội dung : Xem sách hướng dẫn học KHTN 9.
-Phương thức tổ chức : HS đọc thông tin, thảo luận và giải quyết tình huống.
-Sản phẩm : Các phương pháp nhà vườn sử dụng để nhân giống cây, ưu và nhược điểm của mỗi phương pháp. Những ưu điểm và cơ sở di truyền của việc nuôi cấy các bộ phận của cây tạo thành cây con hoàn chỉnh.
3. Hinh thành kiến thức
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1: Khái niệm công nghệ tế bào 14 phút
I. Khái niệm công nghệ tế bào
-Mục tiêu : Nêu được khái niệm công nghệ tế bào.
-Nội dung : Định nghĩa thế nào là công nghệ tế bào.
-Phương thức tổ chức:
+ HS quan sát các bước trong mô hình 61.1. và đọc thông tin trong hộp và trả lời câu hỏi 1. – Câu hỏi 2 : Yêu cầu HS tranh luận với nhau và giải thích. Câu hỏi : – Công nghệ tế bào là gì ? Hãy kể ra một số ứng dụng công nghệ tế bào trong thực tiễn mà em biết ?
– Theo em, công nghệ tế bào có thể phát triển trong tương lai không ? Tại sao ? -Sản phẩm Trả lời câu hỏi : – Việc ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc mô trên môi trường dinh dưỡng nhân tạo để tạo ra những mô, cơ quan hoặc cơ
- HS nghiên cứu thông tin SGK, ghi nhớ kiến thức và nêu được:
+ Kết luận.
I. Khái niệm công nghệ tế bào
- Công nghệ tế bào là ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc mô để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.
- Công nghệ tế bào gồm 2 công đoạn thiết yếu là:
+ Tách tế bào hoặc mô từ cơ thể rồi nuôi cấy ở môi trường dinh dưỡng nhân tạo để tạo mô sẹo.
+ Dùng hoocmon sinh trưởng kích thích mô sẹo phân hoá thành cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.
thể hoàn chỉnh với đầy đủ các tính trạng của cơ thể gốc đã trở thành một ngành kĩ thuật, có quy trình xác định, được gọi là công nghệ tế bào.
– Ứng dụng công nghệ tế bào : nhân giống vô tính ở cây trồng như cây phong lan, cây hoa cúc, nhân bản vô tính cừu Đôly,..
-GV mở rộng: Tại sao cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh lại có kiểu gen như dạng gốc?
- GV giúp HS hoàn thiện kiến thức.
II. Ứng dụng công nghệ tế bào
- Mục tiêu : Phân tích được một số ứng dụng của công nghệ tế bào vào thực tiễn đời sống. Trình bày được ưu điểm và triển vọng của mỗi ứng dụng đó.
-Nội dung :
1. Nhân giống vô tính trong ống nghiệm (vi nhân giống) ở cây trồng
- Phương thức tổ chức : Yêu cầu HS quan sát lại hình 61.1 về kĩ thuật nhân giống vô tính cây trồng trong ống nghiệm, chọn các câu trả lời đúng về những ưu điểm và triển vọng của phương pháp nhân giống vô
+ Vì cơ thể hoàn chỉnh được sinh ra từ 1 tế bào của dạng gốc, có bộ gen nằm trong nhân tế bào và được sao chép lại.
II.Ứng dụng công nghệ tế bào
1. Nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trồng:
- Ưu điểm:
+ Tăng nhanh số lượng cây giống.
+ Rút ngắn thời gian tạo các cây con.
+ Bảo tồn 1 số nguồn gen thực vật quý hiếm.
- Thành tựu: Nhân giống ở cây khoai tây, nía, hoa phong lan, cây gỗ quý...
tính trong ống nghiệm.
a) Nhân nhanh số lượng cây trồng trong một thời gian ngắn.
b) Nhân nhanh các giống vật nuôi như trâu, bò, lợn, gà,…
c) Giúp cho sinh vật sinh trưởng và phát triển nhanh chóng.
d) Quy trình nhân giống vô tính trong ống nghiệm đối với khoai tây, mía, dứa và một số giống phong lan đã được hoàn thiện.
e) Nhiều phòng thí nghiệm bước đầu đạt kết quả trong nhân giống cây rừng (lát sen, sến, bạch đàn...) và một số cây thuốc quý (sâm, sinh địa, râu mèo...).
f) Phương pháp này còn giúp cho việc bảo tồn một số nguồn gen thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.
Đáp án : a, b, d, e, f
– Vì sao từ một tế bào của cơ quan sinh dưỡng lại có thể phát triển thành một cơ thể con hoàn chỉnh ?
- Tế bào thực vật lại có tính toàn năng. Một tế bào tách rời cơ thể mẹ, được nuôi dưỡng trong điều kiện thích hợp, có thể từ một tế bào phân chia thành một tập đoàn các tế bào rồi phát sinh sự phân hoá tổ chức, hình thành các cơ quan rễ,
mầm,... và trưởng thành cây. Mỗi tế bào của thực vật đều có toàn bộ những khả năng di truyền giống như cây mẹ. Những khả năng này giống như mật mã điện báo được chứa trên loại vật chất di truyền là các chuỗi ADN.
4. Luyện tập: 3phút
- Công nghệ tế bào là gì/ gồm những công đoạn thiết yếu nào?
- Nêu ưu điểm và triển vọng của nhân giống vô tính trong ống nghiệm?
5. Vận dụng, mở rộng: 1phút
- Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2 SGK trang 91.
- Đọc mục “Em có biết”.
- Chuẩn bị bài Ôn tập.
VI. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn:13/1/2019 Ngày dạy:21/1(9A)