1. Kiến thức
- Học sinh phân tích được thành phần hoá học của ADN -Giải thích được vì sao ADN có tính đa dạng và đặc thù
- Mô tả được cấu trúc không gian của ADN theo mô hình của J. Oatsơn , F. Crick.
-Nêu được bản chất của gen và chức năng của ADN,sự phù hợp giữa cấu trúc và chức năng của ADN
-Liệt kê được các thành phần chính tham gia vào quá trình sao chép ADN -mô tả được quá trình nhân đôi của ADN
2. Kỹ năng
- Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình,so sánh,khám phá kiến thức 3. Thái độ
-Học sinh biết thêm về AND và số lượng gen trong cơ thể 4. Năng lực cần đạt được:
– Năng lực tự học : Xác định nhiệm vụ học tập, trả lời được thành phần cấu tạo hoá học của ADN gồm những gì ? Mô tả cấu trúc và chức năng của ADN, vì sao ADN có tính đặc thù và đa dạng ? Mô tả quá trình nhân đôi (sao chép) ADN.
– Năng lực giải quyết vấn đề : Phân tích được tình huống học tập trong sách ; khi thảo luận bài học ; khi giải bài tập về ADN và gen. –
Năng lực hợp tác : Chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, tích cực thảo luận.
– Năng lực tính toán : Tính chiều dài, khối lượng ADN/gen.
II. Chuẩn bị.
1. Phương pháp : Trực quan, Vấn đáp-tìm tòi, Dạy học nhóm, Động não 2. Đồ dùng dạy học
- Mô hình phân tử ADN.
III. Hoạt động dạy - học.
1. Ổn định lớp: 1 phút 2. Bài mới
A.HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG – Mục tiêu
+ Tạo hứng thú học tập : GV tổ chức khởi động lớp học.
+ Tạo “Tình huống có vấn đề”, câu hỏi nhận thức:sự tự nhân đôi của ADN xảy ra khi nào – Nội dung : Xem trang 100-101 sách HDH KHTN 9.
– Phương thức tổ chức : GV hướng dẫn HS hoạt động thảo luận trả lời câu hỏi –Sản phẩm : Các ý kiến thảo luận, trả lời của HS.
B.HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
– Mục tiêu : Trình bày được thành phần cấu tạo hoá học của ADN. Nêu được bản chất của gen và chức năng của ADN ; sự phù hợp giữa cấu trúc và chức năng của ADN. Mô tả được cấu trúc không gian của ADN và các nguyên tắc cấu trúc ADN. Giải thích được vì sao ADN có tính đặc thù và đa dạng. Liệt kê được các thành phần chính tham gia vào quá trình sao chép ADN. Mô tả được quá trình nhân đôi (sao chép) ADN
. – Nội dung : Xem trang 98-102 Trả lời các câu hỏi trong mục B.
– Sản phẩm : HS tự lực hình thành kiến thức mới
Hoạt động3 :Sự tự nhân đôi ADN trong tế bào xảy ra khi nào ?
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK và hoạt động cặp đôi trả lời 2 câu hỏi/101 :
.
-HS hoạt động cặp đôi trả lời:
-Ở kì trung gian, NST nhân đôi thành NST kép. Thành phần hoá học ADN của NST quyết định nhất đến sự nhân đôi của nó
-Trạng thái duỗi xoắn của NST có
III.Sự tự nhân đôi ADN trong tế bào xảy ra khi nào ?
liên quan đến cơ chế nhân đôi ADN : Giúp cho ADN có thể nhân đôi được.
C.HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
– Mục tiêu : Giúp HS củng cố, hoàn thiện kiến thức, kĩ năng vừa lĩnh hội được ở mục B.
– Nội dung : Xem trang 101-102 sách HDH KHTN 9.
– Phương thức tổ chức : GV hướng dẫn HS thảo luận, trả lời các câu hỏi trong mục C.
– Sản phẩm : Các ý kiến thảo luận, trả lời của HS.
1. Làm việc nhóm và vẽ mô hình cấu trúc của ADN, thể hiện chiều xoắn của mạch kép pôlinuclêôtit : từ trái qua phải ; theo chiều 5’ → 3’ ; các đơn phân trên mỗi mạch, liên kết giữa các nuclêôtit tương ứng trên mỗi mạch ; đường kính vòng xoắn 20Å ; độ dài (tính bằng số cặp nuclêôtit) của mỗi chu kì xoắn : 10 cặp.
2. Hãy liệt kê các yếu tố cơ bản cần thiết tham gia vào quá trình nhân đôi ADN : enzim tháo xoắn ; enzim xúc tác liên kết giữa các nuclêôtit ; năng lượng ATP,… . Từ thông tin đã có về kết quả của sự nhân đôi ADN, hãy cho biết ý nghĩa của quá trình nhân đôi ADN : đảm bảo ổn định vật chất di truyền ở cấp độ phân tử.
3. Một mạch của đoạn phân tử ADN có trình tự các nuclêôtit như sau : AXGGTXGTTAAXGATXTTAAGXXATAGXTA Hãy viết trình tự của mạch còn lại của đoạn phân tử ADN đó : TGXXAGXAATTGXTAGAATTXGGTATXGAT Hãy tính số nuclêôtit tự do từng loại mà môi trường nội bào cần cung cấp cho để đoạn ADN nêu trên nhân đôi 3 lần : AMTCC = TMTCC = (23 – 1)×17 = 119 (nuclêôtit tự do). GMTCC = XMTCC = (23 – 1)×13 = 91 (nuclêôtit tự do).
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: giúp học sinh củng cố, hoàn thiện kiến thức, kỹ năng vừa lĩnh hội được . - Phương thức tổ chức: hoat đông căp đôi.
-Sản phẩm:Câu trả lời của hs
Câu 1. Tại sao 2 ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống nhau và giống ADN mẹ?
Câu 2. Một phân tử ADN tự nhân đôi 3 lần liên tiếp đã tạo ra bao nhiêu phân tử ADN con
?
Câu 3. Một phân tử ADN tiến hành tự nhân đôi một số lần liên tiếp đã tạo ra 32 tế bào con. Hỏi phân tử ADN trên đã trải qua mấy lần tự nhân đôi?
E,HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG - Muc tiêu : : liên hê thc tế.
- phơng thức : hoat đông cá nhân - Sản phẩm : câu trả lời của hoc sinh
Bài tập: Một gen có A = T = 600 nuclêôtit, G = X = 900 nuclêôtit. Khi gen tự nhân đôi 1 lần môi trường nội bào phải cung cấp bao nhiêu nuclêôtit mỗi loại?
Đáp án: A = T = 600; G =X = 900.
*Hướng dẫn học bài ở nhà: 1 phút - Học bài và trả lời câu hỏi phần D,E
Ngày soạn : Ngày dạy :
Chủ đề 4: ADN VÀ GEN