Bài 65. SINH VẬT THÍCH NGHI KÌ DIỆU VỚI MÔI TRƯỜNG

Một phần của tài liệu giáo án sinh 9 mới (1) (Trang 277 - 281)

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ

– Xem sách Hướng dẫn học KHTN 9.

– GV chú ý nhấn mạnh mục tiêu : Giải thích được vì sao sinh vật thích nghi kì diệu với môi trường sống của chúng.

2. Các năng lực định hướng hình thành và phát triển cho HS

– Năng lực tự học : Xác định nhiệm vụ học tập trả lời được vì sao sinh vật thích nghi kì diệu với môi trường sống của chúng.

– Năng lực giải quyết vấn đề : Phân tích được tình huống học tập trong sách ; khi thảo luận bài học ; khi giải bài tập về các chủng vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh được tạo ra bằng cách nào ? Những con ếch vàng được tạo ra như thế nào ? Tại sao các loài sâu ăn lá rau lại có màu xanh ? Tìm hiểu sự thích nghi của mỏ chim với loại thức ăn.

– Năng lực hợp tác : Chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, tích cực thảo luận.

II – CHUẨN BỊ

- GV: sổ tay lên lớp, SHD - HS: SHD, đồ dùng học tập

III –HOẠT ĐỘNG DẠY & HỌC A.Hoạt động khởi động

Mục tiêu :

Tạo hứng thú học tập : GV tổ chức cho HS khởi động lớp học bằng câu chuyện khoa học về nhà bác học Đacuyn trên tàu Bingơn trong suốt 5 năm hành trình để tạo hứng thú học tập.

Tạo “Tình huống có vấn đề”, câu hỏi nhận thức : Nội dung cốt lõi hình thành kiến thức mới trong bài học là phân tích được mối quan hệ biến dị – di truyền – chọn lọc tự nhiên trong sự hình thành đặc điểm thích nghi của sinh vật với môi trường sống.

Nội dung : Xem trang 255 – 256 sách hướng dẫn học KHTN 9.

Phương thức tổ chức : GV cho HS đọc thông tin và nêu thêm ví dụ về hiện tượng cơ thể sinh vật có những đặc điểm phù hợp, thích nghi với điều kiện sống.

Gợi ý cho HS đưa ra các lí do vì sao sinh vật có những đặc điểm phù hợp, thích nghi với điều kiện sống như vậy. Sau đó GV nêu một vài ví dụ trong tự nhiên có tồn tại các sinh vật mang những đặc điểm bất lợi (không thích nghi) với môi trường sống (ví dụ như người có đuôi, hươu cao cổ chân cao nên rất khó khăn khi uống nước,…).

Vì sao thế nhỉ ?

Sản phẩm : Ý kiến của HS về

Sự thích nghi của mỏ chim sẻ với các loại thức ăn khác nhau :

+ Chim sẻ mặt đất lớn ăn hạt – thức ăn rắn, nên có mỏ to, khoằm, ngắn rất khoẻ để mỏ tách vỏ hạt.

+ Chim sẻ mặt đất ăn hoa và quả xương rồng – thức ăn mềm, nên có mỏ nhọn, thẳng, dài.

+ Chim sẻ ăn chồi non thực vật có mỏ ngắn, to để lấy được thức ăn.

+ Chim sẻ ăn sâu đục thân – thức ăn mềm, nên có mỏ nhọn, thẳng, dài màu cam.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

Mục tiêu : Giải thích được vì sao sinh vật thích nghi kì diệu với môi trường sống của chúng. Phân tích được mối quan hệ biến dị – di truyền – chọn lọc tự nhiên. Hình thành các khái niệm : màu sắc nguỵ trang, màu sắc báo hiệu, hình dáng bắt chước.

Nội dung : Xem trang 256 – 257 sách hướng dẫn học KHTN 9.

Phương thức tổ chức : GV hướng dẫn HS thảo luận, trả lời các câu hỏi trong mục B.

Sản phẩm : HS tự lực hình thành kiến thức mới.

a) Đọc thông tin sau đây, vẽ sơ đồ giải thích các chủng vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh được tạo ra bằng cách nào ? (GV có thể hướng dẫn HS vẽ sơ đồ chữ theo hình phía dưới).

Sự phát triển các chủng vi khuẩn kháng thuốc thực chất là một quá trình tiến hoá.

Đây là quá trình chọn lọc các tính trạng giúp vi khuẩn sống sót khi bị tác động bởi thuốc kháng sinh. Một vi khuẩn nhất định trong quần thể có thể chỉ tình cờ có đột biến gen (chấm đỏ trong hình vòng xanh bên dưới) tạo được khả năng sống sót dưới tác động của thuốc kháng sinh. Thông qua quá trình chọn lọc tự nhiên, nó sẽ sinh sản và truyền lại đặc điểm kháng thuốc cho thế hệ sau. Quá trình này sẽ tạo ra một quần thể vi khuẩn có khả năng kháng lại thuốc kháng sinh đã được sử dụng hiệu quả trước đó. Ngược lại những vi khuẩn không có được đột biến kháng thuốc thì sẽ bị tiêu diệt dần, không duy trì được nòi giống.

b) Quan sát hình 64.3. thảo luận xem những con ếch vàng được tạo ra như thế nào ?

Quần thể ếch xanh ban đầu phát sinh nhiều biến dị về màu sắc. Trong môi trường cỏ màu xanh, những con ếch con mới sinh ra có màu xanh hoà lẫn sẽ có nhiều cơ hội sống hơn do không bị kẻ thù ăn thịt phát hiện. Sự giao phối giữa các dòng ếch có màu xanh khác nhau tạo ra nhiều biến dị tổ hợp về màu sắc ở những con ếch con.

Môi trường cát vàng, những con ếch con màu vàng lại có nhiều cơ hội sống hơn do không bị kẻ thù ăn thịt phát hiện. Qua thời gian lâu dài, loài ếch mốc có màu vàng trở nên phổ biến. Như vậy, biến dị – di truyền và chọn lọc tự nhiên đã tạo ra những con ếch vàng.

Ngày soạn: 26/2/2019

Ngày dạy: 8/3(9A)

Một phần của tài liệu giáo án sinh 9 mới (1) (Trang 277 - 281)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(335 trang)
w