1. CÁC CHẤT DINH DƯỠNG TRONG THỰC PHẨM
1.4.3. Vitami nE (tocoferol)
Vai trò dinh dưỡng:
- Vitamin E ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất mà chủ yếu là lipid phức tạp. Ngồi ra, nó cịn làm tăng sự sử dụng protein và vitamin A.
- Có tác dụng ngăn cản q trình oxy hóa của các acid béo khơng no có trong chất béo (ức chế phản ứng oxy hóa chất béo).
- Cần thiết chohoạt động của hồng cầu, bảo vệ tế bào.
Vitamin E có nhiều vai trị quan trọng đối với sinh vật. Do đó, khi thiếu vitamin E sẽ ảnh hưởng đến một số hậu quả sau:
- Ảnh hưởng đến q trình sinh sản của nhiều động vật (trong đó có con người), các cơ quan sinh sản bị thối hóa, sự tạo phơi ở cơ thể sẽ bị ngăn trở.
- Tủy sống bị thối hóa, xảy ra hiện tượng teo cơ, cơ thể bị suy nhược.
Nhu cầu:
Nhu cầu về vitamin E đối với cơ thể không lớn lắm và trong cơ thể ln có một nguồn dự trữ vitamin E đủ để bảo đảm được một thời gian dài vài tháng. Vì vậy, ít khi xảy ra hiện tượng thiếu vitamin E.
Trung bình một người cần khoảng 3-20mg α-tocoferol/ngày. Nhu cầu này có thể thay đổi tùy theo hàm lượng và tính chất của chất béo trong khẩu phần, khả năng hấp thụ vitamin E của cơ thể.
Nguồn cung cấp:
- Từ thực vật: vitamin E có chủ yếu từ dầu thực vật (hướng dương, oliu, đậu nành, đậu phộng, mè..), rau xà lách, cây mầm, rau cải, ngô (hạt, mầm), cà rốt, lúa mỳ (hạt, mầm), trái cây...
- Từ động vật: vitamin E có trong sữa, thịt bò, thịt lợn, mỡ bò, mỡ cá, lòng đỏ trứng... nhưng hàm lượng thấp hơn nhiều so với dầu thực vật
Hình 2.12. Thực phẩm cung cấp vitamin E