- Sắc tố hình thành trong q trình gia cơng, chế biến: trong quá trình gia cơng kỹ thuật, nhiều ngun liệu trước đó khơng có màu nhưng qua q trình
2. GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA CÁC NHÓM THỰC PHẨM
2.6.2. Thực phẩm biến đổi gen
Thực phẩm biến đổi gen là thực phẩm có một hoặc nhiều thành phần nguyên liệu có gen bị biến đổi bằng công nghệ gen. (Luật ATTP 2010)
Thực phẩm biến đổi gen sẽ có những thay đổi cấu trúc DNA bằng các kỹ thuật kỹ thuật di truyền để tạo ra những sản phẩm như mong muốn của con người. Những kỹ thuật này là chính xác hơn nhiều so với đột biến gen (đột biến giống). Đây là kỹ thuậtđưa DNA của một loại, có thể là vi khuẩn, virut, động vật hay con người vào DNA của cây trồng, vật nuôi khác để tạo ra giống cây trồng, vật nuôi mới.
Về mặt nguyên tắc, người ta chỉ làm biến đổi gen mang tính có lợi, nghĩa là chỉ tiến hành biến đổi ở những gen khơng liên quan gì đến thành phần giá trị dinh dưỡng của thực phẩm, hoặc nếu có thì sẽ làm động tác theo hướng tăng cường hàm lượng mà không làm thay đổi theo chiều hướng ngược lại. Do đó, giá trị dinh dưỡng của thành phẩm không hề bị suy giảm. Bên cạnh việc cung cấp dinh dưỡng thì thực phẩm biến đổi gen còn cho chúng ta những vụ mùa bội thu, những vụ mùa tồn tại ngay cả ở trong điều kiện sâu bệnh và khí hậu khắc nghiệt.
Tại Việt Nam, cây trồng biến đổi gen đã được đưa vào thử nghiệm và dự kiến khoảng năm 2015, những sản phẩm được chế biến từ ngô, đậu nành… biến đổi gen sẽ xuất hiện trong siêu thị, chợ và bữa ăncủa các gia đình Việt Nam.
Tuy vậy những loại thực phẩm biến đổi gen đang có mặt hầu hết ở các chợ và siêu thị và trên cả nước. Một cuộc khảo sát cho thấy 111/323 mẫu thực phẩm gồm: bắp, đậu nành, khoai tây, gạo, cà chua, đậu Hà Lan… chọn ngẫu nhiên ở 17 chợ, siêu thị trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh được kiểm nghiệm cho kết quả là sản phẩm biến đổi gen, trong đó có bắp Mỹ, bắp trái non, bắp non đóng hộp, bột bắp, bắp giống có nguồn gốc trong nước và nước ngồi. Trong đó có 45 mẫu bắp, 29 mẫu đậu nành, 11 mẫu gạo, 15 mẫu khoai tây, 10 mẫu cà chua.
Đáng chú ý là người tiêu dùng, các nhà phân phối và cả ban quản lý các siêu thị, chợ trên địa bàn thành phố hầu như khơng hiểu biết gì về thực phẩm biến đổi gen. Trước tình trạng đó, một số nhà sản xuất đã bắt đầu quan tâm đến việc công bố nguồn gốc nguyên liệu sản xuất để người tiêu dùng có quyền lựa chọn sản phẩm mình mua có được làm từ thực phẩm biến đổi gen hay khơng.
Có một số cảnh báo về nguy cơ của việc sử dụng thực phẩm biến đổi gen như:
- Sự xung đột trong các tế bào bị đột biến, theo đó một lồi mới được sinh ra bằng phương pháp gây đột biến, chúng sẽ khơng trải qua q trình thay đổi dần dần để thích
nghi với mơi trường chung sống. Chính vì vậy, chúng sẽ gây nên chuỗi phản ứng bài trừ tiêu diệt lẫn nhau và rất có thể nguy hiểm cho người, vật khi sử dụng.
- Khi các sản phẩm đột biến gen được sản xuất đại trà, chúng sẽ gây ra nguy hiểm cho an sinh lương thực. Do sự bất ổn trong cá thể đột biến, các nhà sáng chế đã phát minh ra loại thuốc tự động tiêu diệt phôi giống nhằm ngăn chặn việc lưu giữ những giống biến đổi gen này.
- Khả năng làm ô nhiễm nguồn gen tự nhiên ảnh hưởng đến sinh thái. Các sản phẩm đột biến cũng có q trình sinh trưởng, thụ phấn. Trong q trình này, các gen đột biến có thể sẽ lây lan sang các loài thực vật tự nhiên khác bằng con đường phát tán của gió hay cơn trùng dẫn đến việc làm ô nhiễm nguồn gen tự nhiên và khủng hoảng sinh thái.
Nếu con người bị biến đổi gen sẽ mất cấu trúc cơ thể, thực vật, động vật cũng vậy. Trên thực tế, môi trường và sinh học luôn thay đổi, cây trồng cũng thay đổi theo để thích nghi, nó là q trình biến đổi gen rất chậm, tự nhiên, khiến con người cũng thích nghi theo và không nguy hại. Chúng ta đang sử dụng thực phẩm truyền thống nên khó thích nghi với những thứ biến đổi gen, có các gen lạ.
Thực phẩm có gen bị biển đổi hoặc nguyên liệu thực phẩm có gen đã bị biến đổi phải ghi rõ trên nhãn bằng tiếng Việt “Thực phẩm có gen bị biến đổi”.