Phƣơng pháp phân tích hệ thống

Một phần của tài liệu Bài giảng Khoa học quản lý - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 31)

- Tổ chức: Tổ chức chính là đối tượng căn bản của quản lý Nhà quản lý làm việc

1.4.2. Phƣơng pháp phân tích hệ thống

Là phương pháp nghiên cứu chủ yếu của khoa học quản lý. Nó cung cấp cho người nghiên cứu xem xét đối tượng quản lý một cách toàn diện trong mối liên hệ và tác động qua lại của các yếu tố trong hệ thống quản lý với nhau và giữa hệ thống quản lý với môi trường . Tức là phương pháp xem xét sự vật và xử lý cơng việc địi hỏi người quản lý phải tính đến tất cả các yếu tố có liên quan đến đối tượng nghiên cứu cả về kinh tế, chính trị, văn hóa, tâm lý, pháp lý, dân tộc, giới tính,... Tuy nhiên, nhà quản lý cũng phải biết phân biệt, lựa chọn vấn đề nào là cơ bản nhất để tập trung giải quyết.

Phương pháp phân tích hệ thống trong khoa học quản lý được đặc trưng bởi các nội dung sau:

- Xem tổ chức như một hệ thống mở, vận động và tồn tại theo những quy luật khách quan. Hệ thống này bao gồm nhiều bộ phận, nhiều nhân tố ảnh hưởng trong mối quan hệ tác động qua lại để tạo thành một chỉnh thể. Nếu một nhân tố, một bộ phận nào đó có "vấn đề" sẽ ảnh hưởng đến các nhân tố và bộ phận khác và đến cả hệ thống.

- Tổ chức không chỉ là một hệ thống nói chung mà là hệ thống kinh tế - xã hội. - "Vấn đề" không cố định ở một nhân tố, hoặc bộ phận nào của tổ chức mà luôn biến động. Giải quyết tốt vấn đề của nhân tố hoặc một bộ phận này có thể lại xuất hiện vấn đề thuộc nhân tố hoặc bộ phận khác.

- Động lực phát triển chủ yếu của tổ chức là những nhân tố bên trong tổ chức. - Để nghiên cứu, quản lý thường được phân tích thành các chức năng quản lý. Tiêu chí để hình thành các chức năng quản lý là quá trình quản lý và các lĩnh vực của hoạt động quản lý.

Một phần của tài liệu Bài giảng Khoa học quản lý - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)