Những nhân tố cần thiết bảo đảm kinhtế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa

Một phần của tài liệu Bài giảng Khoa học quản lý - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 82 - 83)

- Tổ chức: Tổ chức chính là đối tượng căn bản của quản lý Nhà quản lý làm việc

d. Những nhân tố cần thiết bảo đảm kinhtế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa

nghĩa

Định hướng xã hội chủ nghĩa vừa là mục tiêu, vừa là bản chất của nền kinh tế nước ta, thể hiện bản lĩnh chính trị của cơng cuộc đổi mới do Đảng ta lãnh đạo. Về nguyên tắc, nước ta đang chuyển đổi, nhưng không phải là chuyển sang nền kinh tế thị trường chung chung, bất kỳ mà có hướng đích cụ thể, định hướng xã hội chủ nghĩa.

Lịch sử và thực tiễn đã chứng tỏ kinh tế thị trường có thể chung sống với nhiều chế độ xã hội, là thành tựu của nhân loại, do đó nó được coi như một phương tiện, gắn liền với một thiết chế chính trị và ý tưởng của Nhà nước đương quyền, Chủ nghĩa xã hội với mục tiêu tốt đẹp nhân văn cần phải sử dụng động lực của kinh tế thị trường làm cho “dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ, văn minh”, đó là mục tiêu cao cả của chế độ xã hội mà Đảng và nhân dân ta đang hướng tới.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã khẳng định nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta khác các nền kinh tế thị trường nói chung ở bốn vấn đề cơ bản:

- Mục đích là phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Phát triển lực lượng sản xuất hiện đại gắn liền với xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp trên cả ba mặt sở hữu, quản lý và phân phối.

- Về sở hữu, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trị chủ đạo, kinh tế Nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trờ thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân.

- Về quản lý, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước. Nhà nước ta là Nhà nước xã hội chủ nghĩa quản lý nền kinh tế bằng pháp

82

luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách,... phát huy mặt tích cực, hạn chế và khắc phục mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo vệ lợi ích của nhân dân lao động và của toàn thể nhân dân.

- Về phân phối, thực hiện phân phối chủ yếu theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế, đồng thời phân phối theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất – kinh doanh và thông qua phúc lợi xã hội. Tăng trưởng kinh tế gắn liền với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển.

Như vậy, quan điểm xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng được nhận thức rõ hơn, nhưng trên thực tế có bảo đảm được định hướng xã hội chủ nghĩa hay không lại phụ thuộc vào hoạt động lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước trong thực tiễn. Nhân tố quyết định bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa là quản lý của Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong đó kế hoạch và thị trường kết hợp chặt chẽ với nhau trong một chỉnh thể thống nhất, bổ sung hỗ trợ cho nhau. Nhà nước sử dụng có hiệu quả luật pháp, kế hoạch, chính sách và các cơng cụ khác, đặc biệt thực lực kinh tế của Nhà nước để tác động vào thị trường nhằm phát huy mặt tích cực của cơ chế thị trường, ngăn ngừa, hạn chế xu thế tự phát, phân hóa giàu, nghèo quá mức, hạn chế sự sa sút về đạo đức, lối sống, tệ tham nhũng, tàn phá môi trường và các tệ nạn xã hội khác.

Chung quy lại, đường lối đổi mới quản lý kinh tế đúng hướng hay chệch hướng lại phụ thuộc vào bộ máy lãnh đạo, quản lý và phụ thuộc vào con người như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có con người xã hội chủ nghĩa”, bao gồm từ người lãnh đạo và quản lý cao nhất cho đến những cán bộ, đảng viên ở cơ sở, cả những người làm quản lý Nhà nước về kinh tế và quản trị kinh doanh.

Một phần của tài liệu Bài giảng Khoa học quản lý - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 82 - 83)