- Tổ chức: Tổ chức chính là đối tượng căn bản của quản lý Nhà quản lý làm việc
6.2.4. Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý kinhtế a Quan điểm và phƣơng hƣớng chung
a. Quan điểm và phƣơng hƣớng chung
Cơ chế quản lý kinh tế ở nước ta trong những năm tiếp theo là sự kế tục và phát triển cơ chế quản lý kinh tế từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, với quan điểm nhất quán “kiên quyết xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp”, đổi mới quản lý kinh tế nhằm phát triển một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ
77
chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách và các công cụ khác.
Cơ chế quản lý phải phù hợp với cơ cấu kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi và phải có tác dụng thúc đẩy phát triển một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Như vậy, cơ cấu kinh tế là cơ sở để hình thành cơ chế quản lý kinh tế. Cơ cấu kinh tế bao gồm nhiều góc độ khác nhau. Bản thân cơ cấu kinh tế cũng là một yếu tố động. Cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình đổi mới, từng bước chuyển đổi và phát triển theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa. Ngành nơng nghiệp bao gồm cả ngư nghiệp và lâm nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn với chế biến và cơng nghệ ngày càng tiến bộ, hiện đại. Đối với cơng nghiệp, ngồi các ngành truyền thống vẫn được tiếp tục phát triển như chế biến lương thực, thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, hàng điện tử, cơ khí chế tạo, cơ khí sửa chữa, sẽ xuất hiện và phát triển mạnh ngành công nghiệp nhiêu liệu – năng lượng, vật liệu xây dựng, luyện kim, hóa chất kể cả lọc – hóa dầu. Về dịch vụ, có các lĩnh vực sẽ được phát triển mạnh như du lịch, các dịch vụ vận tải, hàng khơng, hàng hải, bưu chính viễn thơng, tài chính, ngân hàng, kiểm tốn, bảo hiểm, tư vấn về cơng nghệ, pháp lý, thông tin...
Cơ cấu thành phần kinh tế cũng là yếu tố quan trọng quyết định q tình đổi mới cơ chế quản lý. Chính sách kinh tế nhiều thành phần đã được nhận thức và thực hiện nhất quán từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, đã đem lại những chuyển biến tích cực trong cơ cấu các thành phần kinh tế ở nước ta, tuy nhiên cũng cịn bộc lộ nhiều thiếu sót, lúng túng trong quản lý các thành phần kinh tế và trong hoạt động của bản thân mỗi thành phần kinh tế. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng khẳng định: “Thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Lấy việc giải phóng sức sản xuất, động viên tối đa mọi nguồn lực bên trong và bên ngồi cho cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao hiệu quả kinh tế và xã hội, cải thiện đời sống của nhân dân làm mục tiêu hàng đầu trong việc khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế và hình thức tổ chức kinh doanh”. Sau đó đến Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ IX của Đảng ta tiếp tục khẳng định các thành phần kinh tế đều là đối tượng quản lý của Nhà nước, hoạt động theo cơ chế thị trường có sự liên kết, liên doanh hợp tác và cạnh tranh với nhau, được tự do kinh doanh theo pháp luật và bình đẳng trước pháp luật, đều được Nhà nước khuyến khích phát triển. Kinh tế Nhà nước phải tiếp tục được đổi mới và phát triển có hiệu quả làm tốt vai trị chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần để cùng với kinh tế tập thể mà nòng cốt là các hợp tác xã ngày càng phát triển đa dạng từ thấp lên cao, tuẩn thủ nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi, quản lý dân chủ, hoạt động có hiệu quả, ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế.
Cơ cấu thị trường có ảnh hưởng to lớn đến đổi mới cơ chế quản lý kinh tế. Quá trình đổi mới kinh tế nước ta cho phép nhận thức đúng đắn hơn về cơ cấu thị trường, về các quan điểm đổi mới cơ chế quản lý kinh tế trong điều kiện cơ cấu thị trường ngày càng phát triển một cách đầy đủ:
Thứ nhất, sản xuất hàng hóa với cơ cấu thị trường đầy đủ, đồng bộ không phải là sản phẩm riêng của chủ nghĩa tư bản, không đối lập với chủ nghĩa xã hội mà là
78
thành tựu phát triển của nền văn minh nhân loại, tồn tại khách quan và cần thiết cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, do đó cơ chế quản lý kinh tế phải tiếp tục đổi mới theo hướng ngày càng thiết lập một cơ chế thị trường đồng bộ và đầy đủ.
Thứ hai, trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần ở nước ta, thị trường xã hội là một thể thống nhất với các lực lượng tham gia sản xuất và lưu thơng hàng hóa, trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trị chủ đạo, do vậy cơ chế quản lý phải đảm bảo tính bình đẳng, nhất qn đối với các lực lượng thị trường.
Thứ ba, thị trường thông suốt trong cả nước và gắn với thị trường thế giới, trong điều kiện đó, cơ chế quản lý phải là một thiết chế mở phù hợp với cam kết hội nhập, các quy định và thông lệ quốc tế.
Thứ tư, cơ chế thị trường là cơ chế vận hành của nền kinh tế thị trường, nó hoạt động khách quan và có tác dụng kích thích, điều tiết hoạt động sản xuất, kinh doanh. Cơ chế quản lý kinh tế vừa phải phù hợp với cơ chế thị trường, sử dụng cơ chế thị trường vừa đưa thêm những yếu tố tác động của chủ thể quản lý, vừa tôn trọng các quy luật, nguyên tắc, động lực vận động khách quan, vừa phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước đặt ra cho quốc gia.