- Tổ chức: Tổ chức chính là đối tượng căn bản của quản lý Nhà quản lý làm việc
6.1.1. Cơ cấu kinhtế
Nền kinh tế quốc dân nói chung là một hệ thống cơng, hợp tác lao động trên quy mơ tồn xã hội được đặc trưng bởi hai yếu tố cơ bản là cơ cấu kinh tế và cơ chế quản lý kinh tế. Đối với nước ta đang trong quá trình chuyển đổi từ hệ thống cũ sang hệ thống mới, từ kinh tế hiện vật sang kinh tế thị trường, từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, sự phát triển, hoàn thiện cơ cấu kinh tế, cơ chế quản lý và mối quan hệ giữa hai mặt này quyết định khả năng, xu hướng, tốc độ phát triển của toàn bộ nền kinhtế quốc dân.
Cơ cấu kinh tế là tổng thể các bộ phận hợp thành cùng với vị trí, tỷ trọng của mỗi bộ phận và quan hệ tương tác giữa các bộ phận đó trong quá trình tái sản xuất xã hội.
Nghiên cứu cơ cấu kinh tế không chỉ nghiên cứu tỷ trọng các bộ phận mà điều quan trọng hơn là nghiên cứu sự tương tác giữa các bộ phận đó, chính sự tương tác này làm thay đổi chất lượng cơ cấu kinh tế. Cấu kinh tế được hình thành một cách khách quan theo yêu cầu thị trường và xu hướng phát triển của nền sản xuất hiện đại. Đứng trên góc độ quản lý, cơ cấu kinh tế phải được nghiên cứu dưới trạng thái động, tức là xem xét xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng có lợi cũng như mối quan hệ giữa các biện pháp, chính sách quản lý với khả năng chuyển dịch cơ cấu trên lý thuyết và thực tế. Cơ cấu kinh tế hợp lý sẽ phát huy được tiềm năng và lợi thế của đất nước, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội. Việc hoạch định chính sách cơ cấu phải căn cứ vào thị trường và các điều kiện khách quan, mặt khác, việc điều chỉnh cơ cấu kinh tế thường thông qua các công cụ quản lý như chính sách khuyến khích đầu tư, khoa học cơng nghệ, tài chính tiền tệ, thương mại...
Cơ cấu kinh tế thường được xem xét dưới nhiều góc độ - Cơ cấu kinh tế xét theo ngành sản xuất
Phản ánh tỷ trọng về mặt lượng thông qua mặt lượng nói lên quan hệ về chất giữa các ngành nghề của nền kinh tế quốc dân. Dưới góc độ này cần chú ý đến cơ cấu ngành rộng và cơ cấu ngành hẹp.
- Cơ cấu kinh tế xét theo quy mơ và trình độ cơng nghệ
Là một cơ cấu có vai trị rất quan trọng trong quản lý kinh tế. Cơ cấu quy mô vác cơ sở sản xuất - kinh doanh vừa nói lên mức độ tập trung hóa sản xuất của nền kinh tế, vừa nói lên khả năng linh hoạt, mềm dẻo của các loại hình tổ chức sản xuất. Trong điều kiện hiện nay một nền kinh tế mạnh, có khả năng cạnh tranh cao cần phải có cơ cấu kết hợp hài hịa giữa ba loại quy mơ là lớn, vừa vànhỏ. Cịn cơ cấu trình độ cơng nghệ phản ánh chất lượng và hàm lượng khoa học công nghệ - tri thức trong nền kinh tế. Trình độ cơng nghệ của sản xuất được đặc trưng bởi đặc điểm của công nghệ sản xuất và quản lý. Hiện nay, xu hướng chung là phải tăng tỷ trọng công nghệ sản xuất và quản lý hiện đại và quản lý hiện đại kết hợp với khai thác lợi thế của công nghệ truyền thông.
67
- Xét theo địa bàn lãnh thổ tức là bố trí sản xuất theo vùng lãnh thổ như quan hệ giữa đô thị và nông thôn, giữa vùng và tiểu vùng.
Cơ cấu kinh tế vùng và lãnh thổ nói lên tính chất cân đối, hài hịa của nền kinh tế, đồng thời còn cho biết tiền năng phát triển kinh tế dựa vào các biện pháp, chính sách kinh tế vùng. Vùng kinh tế là một khơng gian nhất định ở đó có các đặc điểm, đặc thù về tự nhiên, kinh tế, xã hội, truyền thông; trên vùng lãnh thổ ấy, các ngành, các thành phần kinh tế kết hợp chặt chẽ với nhau thành một cùng kinh tế lãnh thổ khơng phân biệt địa giới hành chính. Mỗi vùng khơng chỉ có liên kết trong nội bộ mà còn phát triển trong sự tương tác với các vùng khác.
- Cơ cấu kinh tế xét theo trình độ xã hội hóa, trình độ phân cơng, hiệp tác trong nước và quốc tế cho biết mức độ xã hội hóa sản xuất, quy mơ, trình độ sản xuất hàng hóa, mức độ mở cửa và hội nhập khu vực và quốc tế.
Trong bước chuyển sang kinh tế thị trường, nước ta đang trong quá trình chuyển đổi mở rộng khơng gian thị trường cả chiền rộng lẫn chiều sâu theo hướng hình thành thị trường đồng bộ, hội nhập với khu vực và thế giới, do đó cơ cấu kinh tế dưới góc độ này rất quan trọng và đang trong quá trình chuyển dịch mạnh.
- Xét theo thành phần kinh tế
Nền kinh tế nước ta là nền kinh tế nhiều thành phần với nhiều hình thức tổ chức sản xuất – kinh doanh đa dạng trong đó kinh tế Nhà nước là chủ đạo, các thành phần kinh tế khác được khuyến khích phát triển trong mơi trường tự do dân chủ trong hoạt động kinh doanh, giải phóng sức sản xuất xã hội. Sự đa dạng về loại hình và thành phần kinh tế sẽ nâng cao hiệu quả của nền sản xuất xã hội, các thành phần kinh tế vừa hợp tác, vừa cạnh tranh bình đẳng với nhau. Các thành phần kinh tế với nhiều loại hình sở hữu, phương thức tổ chức sản xuất – kinh doanh tạo nên tính năng động của nền kinh tế.
Theo C.Mác cơ cấu kinh tế của xã hội là toàn bộ những quan hệ sản xuất phù hợp với quá trình phát triển nhất định của các lực lượng sản xuất vật chất. Mác đồng thời nhấn mạnh khi phân tích cơ cấu phải chú ý đến cả hai khía cạnh là chất lượng và số lượng cơ cấu chính là sự phân chia về chất và tỉ lệ về số lượng của những quá trình sản xuất xã hội. Như vậy cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành lĩnh vực bộ phận kinh tế với vị trí tỉ trọng tương ứng của chúng và mối quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành.
* Tính chất của cơ cấu kinh tế:
- Tính chất khách quan: nền kinh tế có sự phân cơng lao động có các ngành lĩnh vực bộ phận kinh tế và sự phát triển của lực lượng sản xuất nhất định sẽ hình thành một cơ cấu kinh tế với tỉ lệ cân đối tương ứng với các bộ phận tỉ lệ đó được thay đổi thường xuyên và tự giác theo quá trình diễn biến khách quan của nhu cầu xã hội và khả năng đáp ứng nhu cầu đó. Cơ cấu kinh tế là biểu hiện tóm tắt cơ đọng nội dung chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của từng giai đoạn phát triển nhất định. Nhưng khơng vì thế mà áp đặt chủ quan tự đặt cho các ngành những tỉ lệ và vị trí trái ngược với yêu cầu và xu thế phát triển của xã hội. Mọi sự áp đặt chủ quan nóng vộinhằm tạo
68
ra một cơ cấu kinh tế theo ý muốn thường dẫn đến tai hoạ không nhỏ bởi sai lầm về cơ cấu kinh tế là sai lầm chiến lược khó khắc phục hậu quả lâu dài.
-Tính chất lịch sử xã hội: Sự biến đổi của cơ cấu kinh tế luôn gắn liền với sự thay đổi không ngừng của lực lượng sản xuất nhu cầu tiêu dùng và đặc điểm chính trị xã hội của từng thời kì. Cơ cấu kinh tế được hình thành khi quan hệ ngành lĩnh vực bộ phận kinh tế được xác lập một cách cân đối và sự phân công lao động diễn ra một cách hợp lý. Sự vận động và phát triển của lực lượng sản xuất là xu hướng phổ biến của mọi quốc gia. Song mối quan hệ giữa con người với con người con người với tự nhiên trong quá trình tái sản xuất mở rộng ở mỗi giai đoạn lịch sử mỗi quốc gia lại có sự khác nhau. Sự khác nhau đó bị chi phối bởi quan hệ sản xuất bởi các đặc trưng văn hoá xã hội bởi các yếu tố lịch sử của mỗi dân tộc. Các nước có hình thái kinh tế-xã hội giống nhau song có sự khác nhau trong hình thành cơ cấu kinh tế vì điều kiện kinh tế xã hội và quan điểm chiến lược mỗi nước khác nhau.