Giai đoạn đổi mới toàn diện từ năm

Một phần của tài liệu Bài giảng Khoa học quản lý - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 75 - 77)

- Tổ chức: Tổ chức chính là đối tượng căn bản của quản lý Nhà quản lý làm việc

6.2.3. Giai đoạn đổi mới toàn diện từ năm

Bước ngoặt có tính lịch sử đổi mới cơ chế quản lý kinh tế được đánh dấu bởi Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng năm 1986. Tư tưởng cơ bản về đổi mới quản lý kinh tế của Đại hội VI là:

- Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế trên cơ sở đổi mới cơ cấu kinh tế, chấp nhận nền kinhtế nhiều thành phần và chuyển sang nền kinh tế sản xuất hàng hóa.

- Kiên quyết xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, xây dựng cơ chế quản lý có kế hoạch theo phương thức hoạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, đúng nguyên tắc tập trung dân chủ.

- Đặc biệt, đến tháng 3 năm 1989, khi tổng kết hai năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VI, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khóa VI đã khẳng định: Cả nước là một thị trường thống nhất, có nhiều lực lượng thuộc các thành phần kinh tế cùng tham gia, thực hiện cơ chế giá thỏa thuận, giá kinh doanh. Nhà nước bỏ quyền định giá, giữ giá bằng những biệp pháp hành chính, mà thực hiện sự điều tiết bằng những biện pháp và công cụ kinh tế là chủ yếu. Cũng từ tháng 3 năm 1989, Nhà nước quyết định chuyển toàn bộ lương thực và 80% vật tư sang kinh doanh. Đến đầu năm 1990, Nhà nước quyết định chuyển nốt 20% vật tư còn lại sang kinh doanh. Bước chuyển sang cơ chế giá cả thị trường có điều tiết như vậy thể hiện sự thận trọng, từng bước thủ nghiệm, đồng thời cũng thể hiện sự đấu tranh giữa hai cơ chế, từng bước xác lập cơ chế quản lý mới. Điều đó cũng làm cho nền kinh tế không bị những cơn sốc quá lớn.

Từ năm 1989 đến nay, với việc thực hiện cơ chế giá kinh doanh, cả nước là một thị trường thống nhất, gắn với thị trường thế giới và hàng loạt các biện pháp đồng bộ khác về tài chính, lãi suất ngân hàng và các biện pháp chống lạm phát khác, đất nước ta mới cơ bản chuyển sang vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Trong nơng nghiệp, sau Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp (ngày 5 tháng 4 năm 1988) đã tạo cơ sở cho hộ nông dân trở thàn đơn vị kinh tế tự chủ, đòi hỏi phải đổi mới căn bản hợp tác xã nông nghiệp.

Năm năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VI là 5 năm phấn đấu gian khổ, quyết liệt để thực hiện đổi mới mạnh mẽ. Nhưng tình hình trong nước và thế giới hết sức phức tạp: 5 năm liền lạm phát 3 con số, đời sống nhân dân lao động và những người sống bằng tiền lương và trợ cấp xã hội giảm sút mạnh; nhiều xí nghiệp quốc doanh và hợp tác xã, tiểu thủ cơng nghiệp đình đón. Tình hình thế giới diễn biến phức tạp đã tác động xấu đến tình chính trị, kinh tế và xã hội nước ta. Nhưng đây cũng là thời kỳ thể hiện tinh thần độc lập tự chủ của Đảng và nhân dân ta quyết tâm đổi mới quản lý kinh tế. Với nỗ lực và quyết tâm ca, kiên trì con đường đổi mới, nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, cận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước bước đầu hình thành, lạm phát giảm dần, sản xuất phát triển, từ một nước phải nhập lương khẩu lương thực trở thành nước xuất khẩu mỗi năm hàng triệu tấn gạo, hàng tiêu dùng

75

càng ngày càng phong phú, đời sống nhân dân bước đầu được cải thiệu, dân chủ trong xã hội được phát huy,lòng tin của nhân dân từng bước được khắc phục.

Tuy vậy, những kết quả đạt được thời kỳ này còn nhiều hạn chế và chưa vững chắc, nhiều vấn đề kinh tế và xã hội bức xúc nảy sinh, nước ta vẫn chưa ra khỏi khủng hoảng kinh tế. Đặc biệt thời kỳ cuối thập kỷ 80 đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX là thời kỳ biến động lớn của chủ nghĩa xã hội, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu ta rã, quan hệ kinh tế giữa nước ta với các thị trường truyền thống bị đảo lộn đã tác động sâu sắc đến nước ta cả về chính trị, kinh tế, tư tưởng và tổ chức. Trước tình hình phức tạp đó, Đảng ta vẫn kiên trì đường lối đổi mới, coi đổi mới để phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm tiếp tục tìm tịi đổi mới quản lý kinh tế.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII năm 1991 của Đảng đã đề ra nhiệm vụ phải “tiếp tục xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, và đổi mới quản lý kinh tế... Sắp xếp lại và củng cố các đơn vị kinh tế... từng bước hình thành và mở rộng đồng bộ các thị trường... Đổi mới và hồn thiện các cơng cụ quản lý vĩ mô trọng yếu”. Đại hội VII đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, trong đó xác định sáu đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng và bảy phương hướng cơ bản trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Phương hướng về kinh tế bao gồm: Phát triển lực lượng sản xuất, cơng nghiệp hóa đất nước theo hướng hiện đại hóa gắn với phát triển một nền nơng nghiệp tồn diện là nhiệm vụ trung tâm nhằm từng bước xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội để không ngừng nâng cao năng suất lao động xã hội, cải thiện đời sống nhân dân. Về quan hệ sản xuất phải thiết lập từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa từ thấp đến cao với sự đang dạng về hình thức sở hữu. Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Kinh tế quốc doanh và tập thể ngày càng trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân. Thực hiện nhiều hình thức phân phối, lấy phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế làm chủ yếu.

Thực tiễn những năm qua ở nước ta cũng như kinh nghiệm nhiều nước đã cho thấy, quá tình chuyển sang nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời gia nhập thị trường thế giới, là quá trình đổi mới tất yếu và tiến bộ, mang tính cách mạng sâu sắc và chính vì vậy cũng là q trình rất khó khăn, phức tạp. Mọi quan nhiệm giản đơn, nóng vội hoặc bảo thủ, trì trệ đều khơng tránh khỏi dẫn tới sai lầm, gây rối loạn kéo dài, thậm chí đổ vỡ.

Việc chuyển sang nền kinh tế thị trường là một quá tình tồn diện, nhiều mặt. Nhiều người đã hiểu quá trình này một cách giản đơn chỉ như sự thay đổi cơ chế quản lý mà khơng thấy đó thực chất là quá trình vừa chuyển đổi cơ chế quản lý, vừa cấu trức lại cơ cấu sản xuất, cơ cấu sở hữu, cơ cấu nhân lực, lao động...; là quá trình đổi mới sâu dắc hệ thống kinh tế, giáo dục và khoa học, nhất là về kinh tế, pháp lý, quản lý cho đến những yếu tố thuộc lĩnh vực tâm lý xã hội, đạo đức, lối sống... cho phù hợp với công cuộc xây dựng kinh tế trong nước và sự cạnh tranh kinh tế ngày càng gay gắt trên bình diện quốc tế... Việc chuyển sang nền kinh tế thị trường như vậy là tình huống chưa có tiền lệ, do đó tất yếu phải có thời gian nền kinh tế mới có thể đia vào quỹ đạo, chưa nói là ngang sức với nước ngồi về trình độ phát triển kinh tế thị

76

trường. Trong q trình đó khơng tránh khỏi thời kỳ đầu chấp nhận tự do thương mại, xuất hiện trạng thái thị trường sơ khai (thị trường thiếu, tự phát, cịn rối loạn), trong đó kinh doanh phân tán nhỏ, kinh tế ngầm, thậm chí kinh doanh phi pháp mà chính chúng vừa góp phần phát triển, vừa gây rối loạn, các nhân tố có sứ mệnh tạo lập trật tự là hệ thống ngân hàng, hệ thống tài chính, hệ thống doanh nghiệp lớn và bộ máy quản lý Nhà nước cịn yếu kém, thậm chí tiêu cực. Trong điều kiện đó, rất cần sự lãnh đạo, quản lý vĩ mơ đủ bản lĩnh và trí tuệ để ổn định kinh tế và chính trị, định hướng đúng, điều tiết có hiệu quá nền kinh tế.

Lịch sử phát triển kinht ế của nhiều quốc gia đã chỉ rõ bài học: Ổn định chính trị là điều kiện cực kỳ quan trọng và là tiền đề của sự phát triển kinh tế. Đồng thời, xét về mặt nào đó, kinh tế thị trường được coi như cơng cụ của phát triển, do đó có thể “chung sống” với nhiều hình thái kinh tế - xã hội, nhiều thiết chế chính trị - xã hội khác nhau. Đổi mới về kinh tế theo hướng phát triển cơ chế thị trường đi trước một bước là vấn đề hàng đầu, bảo đảm ổn định chính trị, đồng thời tạo khả năng từng bước đổi mới hệ thống chính trị. Bài học lớn trong bước chuyển sang nền kinh tế trị trường ở nước ta chỉ rõ: Đổi mới khơng phải là q trình được thiết kế và phát triển từ sách vở, bàn giấy, nó cũng khơng phải nhất nhất đều bắt nguồn từ cấp trên xuống, quần chúng chỉ là người thụ động thừa hành. Trong một mức độ đáng kể, quá trình đó nhiều khi khởi đầu từ ý nguyện và hành động chủ động, sáng tạo của đông đảo quần chúng thực hiện quyền tự chủ, tự do làm ăn sinh sống, Đảng ta kịp thời nắm bắt, tổng kết, định hướng, từng bước đi tới đổi mới chính sách và cơ chế quản lý kinh tế. Đó là q trình tìm tịi, mị mẫm, thử nghiệm, sáng tạo bắt đầu từ lĩnh vực kinh tế, từ quần chúng, từ thực tế và là q trình được Đảng kịp thời nhận thức, thích nghi và giữ vai trị lãnh đạo. Với sự nghiệp to lớn, phức tạp có tính cách mạng như cơng cuộc đổi mới, thì chiến lược hành động như trên là hồn tồn đúng đắn. Có thể ví đó là phương thức hành động khơn ngoan và dũng cảm của người thám hiểm, vừa đi vừa mở đường với sự kiên định về mục tiêu, lý tưởng.

Q trình tìm tịi, đổi mới ở nước ta lại diễn ra trong tình hình khủng hoảng kinh tế - xã hội, do đó càng khó có khả năng làm đâu đúng đó, thong dong sn sẻ. Sự nghiệp đổi mới sâu sắc có tính cách mạng khó trảnh khỏi những sai sót. Chúng ta dám nhìn thẳng vào sự thật, khơng ảo tưởng “miễn dịch”, cũng không hốt hoảng khi xảy ra khủng hoảng. Điều đáng chú ý là năm 1989, khi ta thẳng thắn thừa nhận có khủng hoảng kinh tế - xã hội thì cũng ngay năm đó, chúng ta đề ra được giải pháp khắc phục đúng đắn, làm cho khủng hoảng dịu hẳn đi và từ đó đến nay đã đạt được những bước tiến đáng kể, đã đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, bước sang một giai đoạn phát triển mới, giai đoạn đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Một phần của tài liệu Bài giảng Khoa học quản lý - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 75 - 77)