- Tổ chức: Tổ chức chính là đối tượng căn bản của quản lý Nhà quản lý làm việc
4.2.4. Cơ cấu quản lý theo chƣơng trình – mục tiêu
Là loại hình cơ cấu đang được áp dụng rộng rãi và có hiệu quả. Hiện nay, nhiệm vụ thúc đẩy tiến bộ KH-CN và đổi mới sản phẩm, giải quyết những nhiệm vụ kinh tế- xã hội rất phức tạp địi hỏi phải có những cơ cấu tổ chức quản lý mềm dẻo nhằm thích ứng với những nhiệm vụ và điều kiện sản xuất – kinh doanh ngày càng linh hoạt cũng như các chương trình, dự án lớn có nhiểu tổ chức tham gia. Do đó đã xuất hiện một số các phương pháp quản lý và cơ cấu tổ chức quản lý như các cơ cấu quản lý theo dự án (đề tài, sản phẩm…), cơ cấu quản lý theo chương trình… Tất cả các cơ cấu cấu đó được gọi chung là cơ cấu quản lý theo chương trình - mục tiêu.
Hình 4. 4: Sơ đồ tổng quát kiểu cơ cấu chương trình - mục tiêu
Đặc điểm: Người lãnh đạo chung Ngành địa phương Người lãnh đạo chương trình Ngành địa phương X2 X1
51
Các ngành có quan hệ đến việc thực hiện chương trình - mục tiêu được liên kết lại và có một tổ chức để quản lý thống nhất chương trình gọi là ban chủ nhiệm chương trình - mục tiêu. Ban chủ nhiệm chương trình - mục tiêu có nhiệm vụ điều hịa, phối hợp các thành viên, điều phối các nguồn dự trữ, giải quyết các quan hệ lợi ích… nhằm đạt mục tiêu của chương trình đã được xác định.
Khi hồn thành chương trình, bộ phận chuyên trách quản lý chương trình giải thể, các cơ quan của ngành, địa phương vẫn hoạt động bình thường.
Ưu điểm:
- Đảm bảo sự phối hợp hoạt động của các ngành, các địa phương tham gia chương trình theo một mục tiêu nhất định mà không phải thành lập thêm bộ máy mới - Cơ quan quản lý chương trình được tổ chức gọn nhẹ, hoạt động trong thời gian quy định của chương trình