Mụctiêu và động lực kinhtế

Một phần của tài liệu Bài giảng Khoa học quản lý - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 38 - 40)

- Tổ chức: Tổ chức chính là đối tượng căn bản của quản lý Nhà quản lý làm việc

2.3. Mụctiêu và động lực kinhtế

Trong di chúc, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã từng viết: “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm khơng ngừng nâng cao đời sống của nhân dân”.

38

Từ luận điểm đó, điều quan trọng nhất cần rút ra là phải coi mục tiêu cao nhất của công cuộc xây dựng đất nước là phát triển sản xuất và nâng cao đời sống nhân dân. Đó cũng là lợi ích kinh tế cao nhất của cơng cuộc xây dựng đất nước.

Như vậy, lợi ích kinh tế khơng chỉ là động lực, là công cụ thực hiện mục tiêu mà trước hết nó là mục tiêu và nó trở thành động lực đối với toàn xã hội, với từng tập thể và từng người lao động.Chính vì là mục tiêu mà nó trở thành động lực dù xét với từng người, từng tập thể hay với toàn xã hội. Mọi mục tiêu của cách mạng xã hội chủ nghĩa nói chung, của cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, của cách mạng khoa học và công nghệ, cách mạng quan hệ sản xuất mà nước ta đang tiến hành xét đến cùng đều vì lợi ích của quần chúng lao động. Chính vì vậy, những sự nghiệp ấy mới trở thành thiết thân, thôi thúc quần chúng đấu tranh để thực hiện. Trong quản lý, mỗi mục tiêu định ra trong kế hoạch, chính sách, chỉ khi thể hiện đúng đắn lợi ích của quần chúng lao động thì mới có khả năng được quần chúng hưởng ứng.

Trong hoạt động quản lý, vấn đề lợi ích kinh tế phải được đặt ra ngay từ khi xác định mục tiêu của chiến lược, chính sách và trong tồn bộ q trình xác định biện pháp, tổ chức thực hiện. Sự đúng đắn hay lệch lạc trong vấn đề lợi ích kinh tế khơng chỉ thuộc phạm vi công cụ, động lực, mà trước hết là sự đúng đắn hay lệch lạc về mục tiêu.

Quan điểm lợi ích kinh tế là quan điểm về mục tiêu, là quan đểm định hướng cơ bản, quan điểm xuất phát của việc xây dựng cơ chế quản lý. Nói theo ngơn ngữ kinh tế thì quan điểm lợi ích kinh tế chính là quan điểm hiệu quả kinh tế, đòi hỏi đảm bảo sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả cao cho toàn xã hội, đồng thời cho mỗi tập thể và mỗi người lao động.

39

Một phần của tài liệu Bài giảng Khoa học quản lý - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)