- Tổ chức: Tổ chức chính là đối tượng căn bản của quản lý Nhà quản lý làm việc
6.1.2. Cơ chế quản lý kinhtế
Bản thân phân hệ quản lý nếu xét một cách độc lập cũng là một hệ thống với các hệ thống con không kém phần phức tạp.
- Hệ thống bộ máy quản lý kinh tế với tư cách là chủ thể quản lý, bao gồm những cơ quan và cá nhân có trách nhiệm và quyền hạn nhất định, có mối quan hệ phụ thuộc theo chiều dọc và chiều ngang để thực hiện các chức năng quản lý trong nền kinh tế quốc dân.
- Cơ chế quản lý kinh tế là phương thức mà qua đó bộ máy quản lý tác động vào nền kinh tế để kích thích, định hướng, hướng dẫn, tổ chức, điều tiết nền kinh tế vận động đến các mục tiêu đã định.
Cơ chế quản lý kinh tế do chủ thể kinh tế hoạch định thông qua các quan hệ pháp lý, tổ chức theo luật định. Về nguyên tắc, cơ chế quản lý kinh tế do bộ máy quản lý soạn thảo và được quy chế hóa theo quy trình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, sau đó được chính bộ máy sử dụng và hồn thiện để tác động vào đối tượng quản lý là nền sản xuất xã hội. Cơ chế quản lý kinh tế là sản phẩm mang tính chủ quan nhưng địi hỏi phải phù hợp với những đòi hỏi khách quan trong điều kiện lịch sử - cụ thể.
Bản thân cơ chế quản lý kinh tế cũng là một hệ thống bao gồm hai bộ phận cơ bản sau đây:
Một là, hệ thống các mục tiêu của quản lý kinh tế. Đây là bộ phận có tính quyết định sự vận hành của hệ thống quản lý. Hệ thống mục tiêu quản lý kinh tế được đề ra căn cứ vào sự phân tích tổng hợp quan hệ tương tác giữa mục tiêu và phương tiện, mục tiêu và nguồn lực. Trong điều kiện nước ta hiện nay, hệ thống mục tiêu của quản lý kinh tế phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Bảo đảm phát triển kinh tế một cách ổn định, bền vững.
- Giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với ổn định, công bằng và tiến bộ xã hội.
- Thỏa mãn nhu cầu của cuộc sống con người, nâng cao đời sống nhân dân. - Bảo đảm kết hợp giữa phát triẻn ngành và phát triển lãnh thổ.
69
- Bảo vệ và gìn giữ mơi trường sinh thái.
Trong hệ thống mục tiêu có mục tiêu nhỏ gọi là mục tiêu bộ phận và mục tiêu lớn gọi là mục tiêu tổng thể, mục tiêu trung gian và mục tiêu cuối cùng, mục tiêu định lượng và mục tiêu định tính, do đó việc chọn đúng hệ thống mục tiêu là vấn đề hệ trọng trong quản lý kinh tế.
Hai là, các cơng cụ quản lý bao gồm cả chính sách, phương pháp, phương tiện sử dụng để đạt mục tiêu đã đề ra là bộ phận cốt yếu của cơ chế quản lý kinh tế. Xét dưới góc độ quản lý, bộ phận này bao gồm các yếu tố cấu thành sau đây:
- Chiến lược phát triển kinh tế; - Quy hoạch kinh tế;
- Kế hoạch phát triển kinh tế; - Pháp luật kinh tế;
- Chính sách kinh tế;
- Phương pháp quản lý kinh tế; - Các công cụ khác.
Chiến lược phát triển kinh tế hoạch định đường lối và những định hướng phát triển chủ yếu về kinh tế của quốc gia trong một khoảng thời gian tương đối dài từ mười đến hai mươi năm. Chiến lược phát triển kinh tế là một bộ phận quan trọng bậc nhất, cùng với các bộ phận chiến lược khác tạo thành chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Về nguyên tắc, chiến lược phát triển kinh tế được xây dựng căn cứ vào việc phân tích, đánh giá bối cảnh kinh tế trong nước và quốc tế: Điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ, thách thức của nền kinh tế; Ngồi ra chiến lược cịn căn cứ vào hệ mục tiêu chung mang tính dài hạn của cả hệ thống kinh tế - xã hội, chính trị, vào tính chất và các giá trị truyền thống của hệ thống kinh tế hiện hành. Về mặt nội dung, chiến lược phát triển kinh tế bao gồm xác định các mục tiêu và cách thức đạt tới mục tiêu. Mục tiêu của chiến lược thường chỉ chú ý đến các mục tiêu định tính mang tính bản chất, có vai trị quyết định đến triển vọng của hệ thống kinh tế. Còn cách thức đạt mục tiêu thường được gọi là quan điểm và các giải pháp cơ bản là hệ thống các nguyên tắc, quan điểm, phương châm, giải pháp trong một tổng thể tạo nên kiểu vận hành nền kinh tế đặc thù cho từng giai đoạn cụ thể. Về cấu trúc, bản thân chiến lược phát triển kinh tế thường được xây dựng và phân bổ theo cơ cấu của hệ thống kinh tế (theo ngành và lãnh thổ).
Quy hoạch chiến lược là cụ thế hóa chiến lược phát triển kinh tế về mặt không gian và thời gian. Quy hoạch kinh tế thường được gọi là quy hoạch tổng thể là một dự án khoa học tổng thể các quy hoạch, kế hoạch và dự án cụ thể, chi tiết thành một bản quy hoạch chung cho cả vùng hoặc cả ngành nhằm đạt các mục tiêu và định hướng trong chiến lược phát triển đã để ra cho vùng, ngành. Về mặt quản lý, quy hoạch của ngành, địa phương phải được cơ quan có thẩm quyền quyết định phê duyệt và mang tính pháp lý trong q trình thực hiện.
Kế hoạch phát triển kinh tế thường được xây dựng lồng ghép trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở cấp độ toàn bộ quốc gia trên cơ sở tổng hợp từ kế hoạch
70
của các ngành, các địa phương. Kế hoạch bao gồm kế hoạch 5 năm và kế hoạch hàng năm, đây là công cụ cơ bản để thực hiện chiến lược và quy hoạch kinh tế - xã hội, là văn bản cụ thể hóa chiến lược và quy hoạch trong một thời gian vừa phải, phù hợp với điều kiện, bước đi và khả năng nội lực cụ thể. Thông thường, người ta hay sử dụng kế hoạch 5 năm như công cụ cơ bản trong thực hiện, triển khai chiến lược, nhưng có những thời kỳ phát triển nhất định, do các điều kiện khách quan, chủ quan quy định, có thể vẫn phải sử dụng kế hoạch hàng năm là chính. Việc xác định mục tiêu, quy trình và phương pháp tác động vào hệ thống kinh tế để đạt mục tiêu kế hoạch có thể có nhiều cách thức. Cách thức bắt buộc thường được gọi là kế hoạch hóa trực tiếp sử dụng trong cơ chế kế hoạch hóa tạp trung địi hỏi tính bắt buộc pháp lệnh của chỉ tiêu kế hoạch và cách thức đạt mục tiêu kế hoạch chủ yếu thơng qua các biện pháp hành chính – tổ chức. Cách thức tự nguyện dựa vào lợi ích kinh tế thường được gọi là kế hoạch hóa gián tiếp được sử dụng trong cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, các chỉ tiêu kế hoạch thường được thực hiện thông qua tự nguyện đạt các mục tiêu.
Hệ thống pháp luật và chính sách kinh tế tạo nên các nguyên tắc, chuẩn mực quan hệ qua lại giữa chủ thể quản lý kinh tế là Nhà nước và đối tượng quản lý là hệ thống kinh tế, các cơ sở sản xuất – kinh doanh và dân cư.
Ngồi ra, trong quản lý kinh tế cịn sử dụng các cơng cụ như chương trình, dự án và các cơng cụ cụ thể để triển khai thực hiện các mục tiêu chiến lược và kế hoạch trong một lĩnh vực cụ thể nào đó. Quản lý nền kinh tế quốc dân theo chương trình, dự án là một trong những xu hướng phát triển mới của quản lý kinh tế hiện nay.
Cơ chế quản lý kinh tế là bộ phận có vai trị quyết định đến kiểu vận hành nền kinh tế thường được gọi là mơ hình kinh tế. Khi mơ hình kinh tế thay đổi địi hỏi cơ chế quản lý kinh tế phải thay đổi tương ứng.