Mối quan hệ giữa mục tiêu và động lực trong quản lý

Một phần của tài liệu Bài giảng Khoa học quản lý - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 35 - 36)

- Tổ chức: Tổ chức chính là đối tượng căn bản của quản lý Nhà quản lý làm việc

2.1.3. Mối quan hệ giữa mục tiêu và động lực trong quản lý

35

Giữa mục tiêu và động lực trong quản lý có mối quan hệ đặc biệt khơng tách rời nhau, khơng có động lực sẽ khơng tiếp cận được mục tiêu. Mục tiêu tạo ra động lực và động lực là nhắm đến mục tiêu. Mục tiêu đúng, tự thân nó sẽ trở thành động lực, ngược lại, mục tiêu sai hoặc không phù hợp sẽ triệt tiêu động lực, không thể tạo ra sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống.

Trong thực tế, những chủ trương, biện pháp quản lý đúng đắn của chủ thể quản lý nhất định sẽ được hệ thống đón nhận, triển khai, thậm chí nhanh chóng biến thành một phong trào sơi động; ngược lại, những chủ trương, biện pháp quản lý chưa khoa học, không phù hợp sẽ không tạo ra động lực, khơng được hệ thống đón nhận và triển khai.

Vì vậy trong quá trình hoạt động, chủ thể quản lý có thể kiểm định lại các quyết định quản lý thông qua mối quan hệ giữa mục tiêu và động lực. Một quyết định đúng đắn phù hợp với điều kiện hiện tại của hệ thống, với môi trường kinh doanh nhất định sẽ khơi nguồn động lực sáng tạo trong tồn bộ hệ thống; kích thích các phần tử, các bộ phận thực hiện hồn thành có hiệu quả, khi một quyết định không phù hợp, sẽ không được đối tượng quản lý đón nhận, triển khai, khơng gây “phản ứng” gì với hệ thống quản lý, khi đó nhà quản lý rất cần phải xem xét lại chính bản thân quyết định quản lý của mình để có biện pháp điều chỉnh kịp thời tránh tiêu tán nguồn lực không cần thiết, tạo niềm tin, sức mạnh tổng hợp trong toàn bộ hệ thống quản lý.

Một phần của tài liệu Bài giảng Khoa học quản lý - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)