- Tổ chức: Tổ chức chính là đối tượng căn bản của quản lý Nhà quản lý làm việc
6.2.1. Cơ chế kế hoạch hóa tập trung
72
Giai đoạn trước năm 1979 là giai đoạn thực hiện thuần túy cơ chế kế hoạch hóa tập trung.
Trước Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa IV của Đáng (tháng 9 năm 1979), nền kinh tế nước ta được quản lý thuần túy bằng cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp. Ngay từ đầu, cơ chế đó đã bộc lộ những nhược điểm, khuyệt tật, nhưng trong điều kiện có khối xã hội chủ nghĩa hùng mạnh, có viện trợ lớn và chiến trang kéo dài nên các nhược điểm của cơ chế cũ chưa bộ lộ gay gắt. Đặc biệt, trong mười năm 1955 – 1965 đất nước ta vẫn dành được nhiều thành tựu to lớn trên các lĩnh vực xây dựng, phát triển kinh tế, giáo dục, y tế... và đã tạo cơ sở vững chắc cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Như vậy, trong chừng mực đáng kể, cơ chế kế hoạch hóa tập trung, đã đáp ứng yêu cầu của thời chiến, của thời kỳ đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ cách mạng là đấu tranh giải phóng niềm Nam và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
Sau khi đất nước thống nhất, hịa bình được xác lập trên tồn quốc thì cơ chế quản lý tập trung, bao cấp ngày càng bộc lộ nhược điểm, trở thành lực cản của sự phát triển, nảy sinh nhiều hiện tượng tiêu cực. Tác động tiêu cực của nó biểu hiện rất rõ trên các khía cạnh như khơng tạo được động lực phát triển, kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuát, giảm năng suất, chất lượng và hiệu quả, hạn chế tính chủ động, năng động, sáng tạo của cơ sở kinh tế và của người lao động.
Nhược điểm của cơ chế cũ đã được phát hiện ngay trong thời kỳ chiến trang chống Mỹ, đã có ba Hội nghị Trung ương: Hội nghị lần thứ 19 Ban Chấp hành Trung ương khóa III (tháng 1 năm 1971), lần thứ 20 (tháng 4 năm 1972) và lần thứ 22 (tháng 4 năm 1973), đã phê phán cơ chế hành chính – bao cấp và đã đưa ra phương hướng và biện pháp khắc phục, nhưng càng khắc phục thì tình trạng tập trung quan liêu càng nặng nề thêm. Khi đất nước thống nhất thì cơ chế đó đã mở rộng ra trên phạm vi cả nước với mức độ cao hơn.