Mụctiêu quản lý

Một phần của tài liệu Bài giảng Khoa học quản lý - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 33 - 34)

- Tổ chức: Tổ chức chính là đối tượng căn bản của quản lý Nhà quản lý làm việc

2.1.1. Mụctiêu quản lý

Mục tiêu của quản lý là trạng thái tương lai mà chủ thể mong muốn đạt được trong quá trình vận động của hệ thống tại thời gian và không gian xác định. Nó là tiêu đích mà mọi hoạt động của hệ thống hướng tới, nó định hướng và chi phối sự vận động của toàn bộ hệ thống quản lý.

Mục tiêu quản lý phải được xác định trước để chi phối, dẫn dắt cả chủ thể và đối tượng quản lý trong tồn bộ q trình hoạt động. Việc xác định mục tiêu đúng trong quản lý có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của toàn bộ hệ thống quản lý bởi vì nếu xác định mục tiêu sai, mọi hoạt động của hệ thống sẽ trở thành vơ nghĩa, thậm chí gây ra những hậu quả nghiêm trọng và toàn bộ hệ thống cũng khơng thể phát triển được.

Cụ thể hóa hệ thống mục tiêu, đảm bảo sự thống nhất của hệ mục tiêu là trách nhiệm của các cơ quan quản lý các cấp. Nếu khơng có sự thống nhất trong hệ thống mục tiêu sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn mục tiêu hoặc đi chệch khỏi mục tiêu cuối cùng, mục tiêu cấp thấp, mục tiêu trung gian sẽ không hướng vào mục tiêu cuối cùng. Trong trường hợp hệ thống mục tiêu bị rối loạn, mục tiêu cấp thấp không thống nhất, định hướng vào mục tiêu cấp cao, mục tiêu trung gian không hướng vào mục tiêu cuối cùng thì người quản lý có thể bỏ qua mục tiêu cấp thấp, mục tiêu trung gian để thực hiện mục tiêu cấp cao mục tiêu cuối cùng, không thể vì mục đích trực tiếp trước mắt và mục tiêu cấp thấp mà vi phạm thậm chí đi ngược lại mục tiêu cấp cao, mục tiêu cuối cùng. Trong quản lý khơng nên để kéo dài tình trạng rối loạn hệ thống mục tiêu vì tất yếu sẽ rối loạn hệ thống quản lý.

Vai trò của mục tiêu trong quản lý thể hiện hai mặt: Tĩnh và động. Về mặt tĩnh, khi xác định cụ thể các mục tiêu mà tổ chức theo đuổi thì nhà quản lý đặt chúng làm nền tảng của kế hoạch nhằm xây dựng hệ thống quản lý. Về mặt động, các mục tiêu quản lý không phải là những điểm mốc cố định mà là linh hoạt phát triển hướng đến mục đích lâu dài của tổ chức với những kết quả mong đợi ngày càng cao hơn trên cơ sở xem xét các nguồn lực hiện có hoặc sẽ có của tổ chức. Mục tiêu của quản lý phải đảm bảo tính liên tục và kế thừa của hệ thống; nội dung phải rõ ràng, cụ thể bằng các chỉ tiêu định lượng là chủ yếu; phải tiên tiến, thể hiện sự phấn đấu của các thành viên, sự phát triển của hệ thống đồng thời nó cũng phải xác định rõ về mặt thời gian.

Mục tiêu quản lý có nhiều loại, nhiều cấp, nhiều thứ bậc với những khoảng thời gian khác nhau: có mục tiêu kinh tế, mục tiêu chính trị và mục tiêu xã hội; có mục tiêu cấp thấp và mục tiêu cấp cao; mục tiêu lâu dài và mục tiêu trước mắt, mục tiêu chủ yếu và mục tiêu thứ yếu… . Trong các mục tiêu quản lý, mục tiêu cấp thấp phải

33

phục tùng, thống nhất và định hướng vào mục tiêu cấp cao; mục tiêu ngắn hạn phải thống nhất và định hướng vào mục tiêu lâu dài. Vì vậy, việc cụ thể hóa hệ thống mục tiêu và bảo đảm sự thống nhất của hệ thống mục tiêu là trách nhiệm của cơ quan quản lý các cấp nhằm tránh tình trạng rối loạn mục tiêu, mục tiêu cấp thấp và mục tiêu trung gian sẽ không hướng vào mục tiêu cuối cùng. Trong hệ thống mục tiêu đó, con người luôn là mục tiêu lớn nhất, bao trùm nhất của tất cả mọi lĩnh vực quản lý.

Việc xác định mục tiêu quản lý phải chú ý các yêu cầu cơ bản sau đây:

- Tính hệ thống: Mỗi mục tiêu đều phải đặt trong mối quan hệ với các mục tiêu khác sao cho không mâu thuẫn, loại trừ nhau. Đảm bảo tính hệ thống cịn địi hỏi các mục tiêu phải có mối quan hệ thứ bậc ưu tiên.

- Tính chuyên biệt: Mục tiêu của tổ chức nào, hệ thống quản lý nào phải đặc trưng cho tổ chức, hệ thống quản lý đó, thể hiện được chức năng của tổ chức, của hệ thống đó.

- Tính xác định và định lượng được: Các mục tiêu phải rõ ràng, đối với các mục tiêu định tính cũng cần phải xác định được kết quả, các mục tiêu cụ thể, định lượng cần được thể hiện thông qua các chỉ tiêu, các thông số cụ thể.

- Tính thời hạn: Các mục tiêu phải có thời hạn thực hiện, làm cơ sở để tổ chức thực hiệ, kiểm tra, đánh giá...

- Tính hướng đích: Các mục tiêu phải hàm chứa trong đó sự cố gắng, sự nỗ lực phấn đấu của cả hệ thống quản lý.

- Tính khả thi: Mục tiêu quản lý phải có các khả năng hiện thực để thực hiện.

Một phần của tài liệu Bài giảng Khoa học quản lý - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)