Động lực quản lý

Một phần của tài liệu Bài giảng Khoa học quản lý - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 34 - 35)

- Tổ chức: Tổ chức chính là đối tượng căn bản của quản lý Nhà quản lý làm việc

2.1.2. Động lực quản lý

Động lực của hệ thống quản lý là tổng hợp các động cơ, các sức mạnh cá nhân của những người tham gia trong hệ thống quản lý nhằm hướng đến thực hiện mục tiêu của hệ thống quản lý.

Động lực là yếu tố quyêt định sự vận động, phát triển của toàn bộ hệ thống quản lý nhằm đạt mục tiêu xác định. Nếu khơng có động lực, khơng một hệ thống nào có thể vận động và phát triển.

Động lực trong quản lý là những yếu tố quyết định sự vận động, phát triển của toàn bộ hệ thống quản lý nhằm hướng đến các mục tiêu đã xác định. Động lực là “Cái thúc đẩy làm cho biến đổi và phát triển”, nó tác động trực tiếp đến hành vi của cá nhân, của tập thể; từ đó tạo khả năng thực hiện các mục tiêu đã hoạch định. C. Mác đã từng nói rằng “Lợi ích là động lực của lịch sử". Khơng có động lực, hệ thống sẽ không vận hành và phát triển.

Động lực có nhiều loại, nhiều mức độ khác nhau tùy theo từng cách tiếp cận và nghiên cứu, Có động lực trực tiếp, động lực gián tiếp; có động lực cá nhân, động lực tập thể và động lực của cả cộng đồng xã hội; có động lực vật chất và động lực tinh thần.

Xét trên khía cạnh quản lý thì người ta chú ý nhiều đến động lực cá nhân trong tổ chức, động lực vật chất và động lực tinh thần. Động lực cá nhân trong tổ chức là những nhân tố bên trong kích thích con người nỗ lực làm việc trong điều kiện cho

34

phép nhằm tạo ra năng suất, hiệu quả cao. Động lực vật chất là khả năng thỏa mãn về vật chất, còn động lực tinh thần chính là sự đánh giá của tập thể, của xã hội về hoạt động của cá nhân. Như vậy, nguồn gốc và bản chất của động lực xuất phát từ nhu cầu của con người. Mặt khác, quản lý suy cho cùng là quản lý con người và thông qua nỗ lực của con người để thực hiện mục tiêu, mục tiêu đó cũng chính là nhằm phục vụ cho con người. Vì vậy, xét một cách khái quát thì con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực quan trọng nhất, quyết định toàn bộ sự vận động, phát triển của hệ thống quản lý.

Để phát huy nguồn lực con người, người ta lại có thể chia thành ba loại động lực cơ bản:

- Động lực hành chính tổ chức; - Động lực kinh tế;

- Động lực tinh thần.

Căn cứ vào ba nhóm động lực ấy, chủ thể quản lý phải biết cách tác động để khơi nguồn các động lực, kích thích sáng tạo, tạo ra sự hăng hái làm việc của từng cá nhân và hợp lực của tổ chức để hướng vào mục tiêu chung. Tạo động lực khơng những là trách nhiệm mà cịn là mục tiêu của quản lý và chúng được thực hiện thông qua hệ thống tổ chức bộ máy, cơ chế chính sách biện pháp và thủ thuật của chủ thể quản lý nhằm làm cho đối tượng thực hiện mục tiêu đạt hiệu quả cao. Trong thực tế, những chủ trương, biện pháp quản lý đúng đắn của chủ thể quản lý nhất định sẽ được đón nhận triển khai thậm chí nhanh chóng biến thành phong trào, ngược lại những chủ trương, biện pháp quản lý chưa khoa học, khơng phù hợp thì khơng tạo ra động lực, khơng được hệ thống đón nhận và triển khai.

Mỗi loại động lực đều phát huy sức sáng tạo của con người và cũng đòi hỏi những cách tác động khác nhau để khơi dậy những nguồn lực của con người.

Chủ thể quản lý phải biết khơi dậy các nguồn động lực sáng tạo, tạo ra hợp lực của cả cộng đồng để hướng vào mục tiêu chung. Sức sáng tạo của mỗi cá nhân là quan trọng ,nhưng sự vận động phát triển của cả hệ thống phải là sức mạnh tổng hợp, sức sáng tạo của cả cộng đồng, nếu khơng tạo ra hợp lức của cộng đồng sẽ có nguy cơ các cá nhân triệt tiêu động lực của nhau. Kìm hãm sự phát triển của cả hệ thống.

Chẳng hạn, lợi ích là động lực to lớn nhằm phát huy tính tích cực chủ động của con người, lợi ích cịn là phương tiện cuả quản lý cho nên phải dùng nó để động viên con người. Quản lý trước hết quản lý con người, là tổ chức tính tích cực những nguyện vọng và những nhu cầu nhất định. Do đó một trong những nhiệm vụ quan trọng của quản lý là chú ý đến quyền lợi, lợi ích của con người để khuyến khích có hiệu quả tính tích cực lao động của họ. Ngồi những lợi ích vật chất con người cịn cần có lợi ích tinh thần, có những động cơ tinh thần, tư tưởng thúc đẩy hoạt động lao động của con người như: giá trị tinh thần của mỗi con người với xã hội, niềm tự hào vinh dự của họ làm thúc đẩy thêm hứng thú lao động và sáng tạo, con người cịn có quyền lợi về chính trị, tự do dân chủ, quyền được hưởng thụ những giá trị văn hoá tinh thần.

Một phần của tài liệu Bài giảng Khoa học quản lý - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)