- Tổ chức: Tổ chức chính là đối tượng căn bản của quản lý Nhà quản lý làm việc
6.1.3. Mối quan hệ giữa cơ cấu kinhtế và cơ chế quản lý kinhtế trong quá trình đổi mới ở nƣớc ta
đổi mới ở nƣớc ta
Giữa cơ cấu kinh tế và cơ chế quản lý có mối quan hệ biện chứng. Trước hết, cơ cấu kinh tế mang tính khách quan nhưng bản thân cơ cấu kinh tế lại là kết quả của các tác động chủ quan. Cơ cấu kinh tế còn ảnh hưởng trực tiếp đến cơ chế quản lý. Nếu Nhà nước hoạch định mục tiêu và sử dụng các cơng cụ quản lý kinh tế có tính đến xu hướng vận động khách quan của nền kinh tế thì hiệu quả của cơ chế quản lý sẽ được nâng lên. Cơ chế quản lý kinh tế luôn chịu sự tác động và ảnh hưởng của cơ cấu kinh tế. Hiện nay, chúng ta thường nói cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước cũng chính là nói sự kết hợp cơ chế thị trường với tác động của Nhà nước để định hướng điều tiết nền kinh tế quốc dân theo các mục tiêu đã xác định.
Quá trình đổi mới quản lý kinh tế ở nước ta cho phép chúng ta ngày càng nhận thức rõ hơn mối quan hệ và tác động qua laiij giữa một mặt là cơ cấu kinh tế bao gồm cơ cấu ngành, vùng, cơ cấu kỹ thuật, quy mô, cơ cấu thành phần kinh tế, với một bên là cơ chế quản lý kinh tế bao gồm hệ thống chiến lược, mục tiêu, chính sách, phương pháp mà Nhà nước sử dụng trong quản lý kinh tế. Xét về mặt lý luận cũng như thực tiễn đổi mới quản lý kinh tế trong thời gian qua cho thấy, nền kinh tế có phát triển hay
71
khơng trước hết do cơ cấu kinh tế có phù hợp hay khơng và từ đó mà xây dựng cơ chế quản lý kinh tế phù hợp, đồng thời cũng thấy rõ sự tác động tích cực trở lại của cơ chế quản lý tới cơ cấu kinh tế.
Quá trình đổi mới quản lý kinh tế địi hỏi sự kết hợp giữa đổi mới cơ cấu kinh tế và đổi mới cơ chế quản lý trên cơ sở nghiên cứu kỹ bối cảnh của đất nước và tôn trọng các quy luật, xu hướng khách quan. Mọi ý đồ có tính chủ quan, duy ý chí, nóng vội hoặc quan liêu, bảo thủ đều có nguy cơ kìm hãm tiến trình đổi mới.
Do cơ chế quản lý và cơ cấu kinh tế đều là những hệ thống phức tạp có mối quan hệ với các phân hệ khác trong hệ thống chính trị - kinh tế - xã hội, nên q trình đổi mới địi hỏi phải xác định rõ mục tiêu và bước đi thích hợp. Ở nước ta, do đặc điểm lịch sử - cụ thể, Đảng, Nhà nước đã lựa chọn chiến lược đổi mới từng bước và thực tiễn đổi mới những năm qua đã chứng tỏ tính đúng đắn của chiến lược đổi mới đã lựa chọn.
Sự thành công của đổi mới quản lý kinh tế ở nước ta còn ở chỗ biết xác định khâu trọng tâm của đổi mới, đồng thời xác định được mối quan hệ giữa đổi mới cơ cấu kinh tế và đổi mới cơ chế quản lý, cũng như xác định đúng chiến lược đổi mới phù hợp với điều kiện của đất nước và xu hướng của thời đại. Khi cơ cấu kinh tế đã được đổi mới mà cơ chế quản lý khơng phù hợp hoặc chậm đổi mới nó sẽ kìm hãm phát triển kinh tế. Bản thân cơ cấu kinh tế phải được biến đổi đòi hỏi cơ chế quản lý kinh tế phải được biến đổi theo cho phù hợp. Điều này khơng có nghĩa mọi thành tố trong cơ chế quản lý ln ln biến đổi mà có những bộ phận ổn định tương đối, như mục tiêu chiến lược, nền tảng pháp lý, có những bộ phận biến đổi một cách năng động phù hợp với sự biến đổi của đối tượng như chính sách, quy hoạch, bộ máy, phương pháp quản lý kinh tế.
Ngoài ra, mối quan hệ giữa cơ chế quản lý kinh tế và hệ thống tổ chức quản lý kinh tế cũng có ý nghĩa rất quan trọng. Cơ chế quản lý kinh tế ở một chứng mực nhất định, do bộ máy quản lý xác lập nhưng nó cịn là một căn cứ quan trọng để hoàn thiện bộ máy quản lý kinh tế. Ngược lại, bộ máy quản lý kinh tế vừa sử dụng cơ chế quản lý kinh tế, vừa có trách nhiệm hoàn thành cơ chế quản lý kinh tế.