Phân loại lao động quản lý

Một phần của tài liệu Bài giảng Khoa học quản lý - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 59 - 60)

- Tổ chức: Tổ chức chính là đối tượng căn bản của quản lý Nhà quản lý làm việc

5.1.2. Phân loại lao động quản lý

+ Theo tính chất của các chức năng thực hiện: Theo cách phân loại này, lao động quản lý chia thành 3 loại đó là lao động quản lý kỹ thuật, lao động quản lý kinh tế, lao động quản lý hành chính.

- Lao động quản lý kỹ thuật là những người được đào tạo ở các trường kỹ thuật hoặc đã được rèn luyện trong thực tế có trình độ kỹ thuật tương đương, được cấp trên có thẩm quyền thừa nhận và trực tiếp làm cơng tác kỹ thuật hoặc chỉ đạo hướng dẫn công tác kỹ thuật trong doanh nghiệp.

- Lao động quản lý kinh tế là những người làm công tác lãnh đạo, tổ chức, quản lý các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

- Lao động quản lý hành chính là những người làm cơng tác tổ chức, nhân sự, thi đua, khen thưởng, quản trị hành chính, văn thư đánh máy, tổng đài điện thoại, phiên dịch, phát thanh, lái xe, liên lạc, bảo vệ thường trực, tạp vụ.

+ Theo vai trò đối với việc thực hiện chức năng quản lý: Theo cách phân loại này, lao động quản lý chia thành 3 loại đó là lao động của người lãnh đạo, lao động của các chuyên gia, lao động thừa hành.

- Lao động của người lãnh đạo là lao động trực tiếp thực hiện chức năng lãnh đạo có nhiệm vụ lựa chọn, đào tạo và bố trí nhân viên, điều phối lao động, kiểm tra và điều chỉnh quá trình sản xuất, thực hiện các chức năng quản trị hành chính động viên tập thể lao động thực hiện kế hoạch của tổ chức đã đề ra và hoạt động chủ yếu là quyết định quản trị và tổ chức thực hiện các quyết định đó.

- Lao động của các chuyên gia là những người lao động quản trị không thực hiện các chức năng lãnh đạo trực tiếp mà thực hiện các công việc chuyên môn, nhiệm vụ là

59

nghiên cứu, hoàn thiện và đưa vào áp dụng những phương pháp, công nghệ mới, những định mức kinh tế - kỹ thuật. Các chun gia chính là những người làm cơng việc cố vấn, hỗ trợ trực tiếp cho quá trình ra quyết định của lãnh đạo, giúp tổ chức thực hiện và kiểm tra các quyết định quản trị.

- Lao động thừa hành là lao động quản trị thực hiện các công việc đơn giản, lặp đi lặp lại, mang tính chất thơng tin - kỹ thuật và phục vụ. Nhiệm vụ của họ là thực hiện, xử lý các thông tin ban đầu truyền tin đến nơi nhận cũng như chuẩn bị và giải quyết các thủ tục hành chính đối với các loại văn bản khác nhau.

+ Theo phạm vi bao quát của nhiệm vụ: Theo cách phân loại này, lao động quản lý chia thành 2 loại đó là lao động quản lý tổng hợp, lao động quản lý chức năng.

- Lao động quản lý tổng hợp là lao động của người đứng đầu tổ chức, chịu trách nhiệm toàn diện về các mặt của tổ chức.

- Lao động quản lý chức năng là lao động của các bộ phận quản trị chức năng chịu trách nhiệm về một hoặc một số lĩnh vực trong hoạt động của tổ chức.

Sự phân loại trên có ý nghĩa quan trọng đối với việc nghiên cứu và đánh giá số lượng và chất lượng lao động quản lý, phù hợp với đặc điểm của các hệ thống, lao động quản lý khác nhau sẽ có nội dung lao động khác nhau, do vậy phải có những yêu cầu tổ chức bộ máy quản lý khác nhau.

Một phần của tài liệu Bài giảng Khoa học quản lý - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)