Đôi nét về thị trƣờng, kinhtế thị trƣờng và cơ chế thị trƣờng

Một phần của tài liệu Bài giảng Khoa học quản lý - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 83 - 90)

- Tổ chức: Tổ chức chính là đối tượng căn bản của quản lý Nhà quản lý làm việc

e. Đôi nét về thị trƣờng, kinhtế thị trƣờng và cơ chế thị trƣờng

* Thị trường

Thị trường xuất hiện đồng thời với sự ra đời và phát triển sản xuất của sản xuất hàng hóa và được hình thành trong lĩnh vực lưu thơng. Người có hàng hóa dịch vụ đem trao đổi gọi là người bán, người có nhu cầu và có khả năng thanh toán gọi là người mua. Trong quá trình trao đổi, giữa người mua và người bán hình thành những mối quan hệ.

Thị trường là một phạm trù của nền kinh tế hàng hoá được biểu hiện bằng các hoạt động mua bán, trao đổi diễn ra trong phạm vi không gian và thời gian nhất định.

Theo cách hiểu thơng thường thì có thể coi thị trường là một địa điểm cụ thể ở đó diễn ra việc mua bán hàng hố. Theo nghĩa hẹp là nơi người mua và người bán gặp nhau, hình thành giá cả.

Hoặc hiểu rộng hơn thì thị trường là khái niệm để chỉ lĩnh vực lưu thơng hàng hố nói chung ở đó người mua, người bán trao đổi hàng hoá với nhau. Đứng trên phạm vi toàn xã hội, thị trường là một mạng lưới những người mua, người bán gặp nhau, nơi cung – cầu gặp gỡ và vận động tới trạng trhái cân bằng hoặc nói cách khác, thị trường xét theo nghĩa rộng là tổng hòa các quan hệ mua – bán, cung – cầu trên bình diện xã hội.

83

Theo cách hiểu chung nhất: Thị trường là tổng hợp các mối quan hệ kinh tế phát sinh liên quan đến hoạt động mua, bán hàng hố và dịch vụ.

Thị trường có thể hình thành do u cầu của việc trao đổi một thứ hàng hóa, dịch vụ nào đó hoặc của một đối tượng có giá trị. Đó có thể là thị trường lúa gạo, thị trường sức lao động hoặc thị trường tiền tệ,…

Như vậy, nội dung bản chất của thị trường là hoạt động trao đổi, thông qua hoạt động trao đổi lợi ích mà người mua và người bán thoả mãn nhu cầu của chính mình. Thị trường có các yếu tố đặc trưng cơ bản sau:

- Chủ thể của q trình trao đổi: Đó chính là người mua và người bán. Cả hai chủ thể này đều mong muốn được thoả mãn lợi ích của mình thơng qua trao đổi. Mặt khác mỗi bên phải có một thứ gì đó có giá trị với bên kia. Trên cơ sở đó họ thực hiện hành vi muc bán và trao đổi. Vị trí của người bán hoặc người mua được xem xét trong từng lần giao dịch cụ thể. Vị trí này có thể bị thay đổi trong những lần giao dịch trao đổi khác nhau.

- Đối tượng của quá trình trao đổi. Để có thể tham gia vào quá trình trao đổi, người bán cần có hàng hố và dịch vụ cịn người mua cần có một lượng tiền đáp ứng đủ khả năng thanh toán. Như vậy hàng hoá, dịch vụ và tiền tệ là đối tượng của quá trình trao đổi.

- Điều kiện của quá trình trao đổi. Quá trình trao đổi trên thị trường là hoạt động tự nguyện của các chủ thể. Họ có thể tự do chấp nhận hoặc khước từ đề nghị của phía bên kia. Mặt khác, để có thể trao đổi hàng hố, dịch vụ giữa người bán và người mua phải hành thành được các mối quan hệ ràng buộc như giá cả, điều kiện giao hàng, điều kiện thanh toán, dịch vụ kèm theo,...

Như vậy, để hình thành thị trường địi hỏi phải có các yếu tố cơ bản: Chủ thể của quá trình trao đổi là người mua, người bán. Đối tượng của q trình trao đổi là hàng hóa, dịch vụ; và điều kiện thực hiện trao đổi là khả năng thanh toán, địa điểm trao đổi; các thể chế hoặc tập tục để bảo đảm hoạt động mua – bán an tồn, nhanh chóng.

Nhận thức đúng đắn bản chất và cấu trúc của thị trường với tư cách đối tượng của quản lý có ý nghĩa quan trọng cả lý luận lẫn thực tiễn.

Trong lịch sử nhân loại, thị trường đã phát triển qua những nấc thang khác nhau:

- Thị trường cổ điển có đầy đủ các yếu tố tham gia là hàng hóa, dịch vụ, người mua, người bán, gắn với địa điểm nào đó.

- Thị trường phát triển thì người mua, người bán có thể cam kết, thực hiện mua – bán mà không trực tiếp phải trao đổi hàng hóa, đây là thị trường văn minh, khi người mua, người bán đã đạt tới độ tín nhiệm, quy mơ mua – bán lớn.

- Thị trường hiện đại là nơi có người mua, người bán hàng hóa, dịch vụ cả vơ hình và hữu hình, người mơi giới và các phương tiện kỹ thuật hiện đại. Vì đối tượng mua, bán khá phức tạp, do đó rất cần người mơi giới, tư vấn, nhất là mơi giới tư vấn tài chính, pháp luật.

84

Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, ngày nay người ta mua – bán một cách thuận lợi, mặc dù ở cách xa nhau về mặt địa lý vẫn có thể giao dịch mua – bán một cách mau lẹ thông qua các phương tiện thông tin hiện đại.

Thị trường có vai trị quan trọng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội. Nhờ thị trường mà hình thành giá cả như thước đo chung, là căn cứ khách quan để điều chỉnh hành vi của người tiêu dùng và nhà sản xuất.

Thị trường là yếu tố quyết định sự sống còn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Trong nền kinh tế hàng hố, mục đích của các nhà sản xuất hàng hoá là sản xuất ra hàng hoá ra để bán, để thoả mãn nhu cầu của người khác. Vì thế các doanh nghiệp không thể tồn tại một cách đơn lẻ mà mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải gắn với thị trường, không chỉ với thị trường trong nước mà cảvới thị trường nước ngồi. Q trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra không ngừng theo chu kỳ mua nguyên vật liệu, vật tư, thiết bị… trên thị trường đầu vào, tiến hành sản xuất ra sản phẩm, sau đó bán chúng trên thị trường đầu ra. Doanh nghiệp chịu sự chi phối của thị trường hay nói cách khác thị trường đã tác động và có ảnh hưởng quyết định tới mọi khâu của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thị trường càng mở rộng và phát triển thì lượng hàng hố tiêu thụ được càng nhiều và khả năng phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng cao và ngược lại. Bởi thế cịn thị trường thì cịn sản xuất kinh doanh, mất thị trường thì sản xuất kinh doanh bị đình trệ và các doanh nghiệp sẽ có nguy cơ bị phá sản. Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, có thể khẳng định rằng thị trường có vai trị quyết định tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Thị trường điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hố: Thị trường đóng vải trị hướng dẫn sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Các nhà sản xuất kinh doanh căn cứ vào cung cầu, giá cả thị trường để quyết định sản xuất kinh doanh cái gì? Như thế nào? và cho ai? Sản xuất kinh doanh đều phải xuất phát từ nhu cầu của khách hàng và tìm mọi cách thoả mãn nhu cầu đó chứ khơng phải xuất phát từ ý kiến chủ quan của mình. Bởi vì ngày nay nền sản xuất đã phát triển đạt tới trình độ cao, hàng hoá và dịch vụ được cung ứng ngày càng nhiều và tiêu thụ trở nên khó khăn hơn trước. Do đó, khách hàng với nhu cầu có khả năng thanh tốn của họ, bộ phận chủ yếu trong thị trường của doanh nghiệp, sẽ dẫn dắt toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thị trường tồn tại một cách khách quan nên từng doang nghiệp chỉ có thể tìm phương hướng hoạt động thích ứng với thị trường. Mỗi doanh nghiệp phải trên cơ sở nhận biết nhu cầu của thị trường kết hợp với khả năng của mình để đề ra chiến lược, kế hoạch và phương án kinh doanh hợp lý nhằm thoả mãn tốt nhất nhu cầu của thị trường và xã hội. Thị trường phản ánh thế và lực của doanh nghiệp: Mỗi doanh nghiệp hoạt động trên thương trường đều có một vị thế cạnh tranh nhất định. Thị phần (phần thị trường mà doanh nghiệp chiếm lĩnh được) phản ánh thế và lực của doanh nghiệp trên thương trường. Thị trường mà doanh nghiệp chinh phục được càng lớn chứng tỏ khả năng thu hút khách hàng càng mạnh, số lượng sản phẩm tiêu thụ được càng nhiều và do đó mà vị thế của doanh nghiệp càng cao. Thị trường rộng giúp cho việc tiêu thụ thuận lợi hơn dẫn tới doanh thu và

85

lợi nhuận nhanh hơn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tái đầu tư hiện đại hoá sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm, tăng thêm khả năng chiếm lĩnh và mở rộng thị trường. Khi đó thế và lực của doanh nghiệp cũng được củng cố và phát triển.

Thị trường là môi trường chủ yếu cho các hoạt động kinh doanh, gắn với hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa. Thị trường hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa và có ba chức năng chủ yếu là: chức năng thừa nhận và thực hiện, chức năng điều tiết kích thích và chức năng thơng tin.

- Chức năng thừa nhận: Đây là chức năng cơ bản và quan trọng nhất của thị trường. Khi quá trình mua bán, trao đổi được diễn ra, điều đó đồng nghĩa với việc thị trường thực hiện chức năng thừa nhận. Thị trường thừa nhận tính hai mặt của hàng hoá đem trao đổi là giá trị và giá trị sử dụng. Về mặt giá trị, sự chấp nhận của thị trường về giá cả hàng hố tiêu thụ, có nghĩa là thị trường chấp nhận các chi phí cho việc sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm hàng hố. Nói một cách khác, sự chấp nhận của thị trường về giá cả là sự xã hội hóa các chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó việc thừa nhận giá trị của hàng hoá cũng bao hàm sự thừa nhận của người tiêu dùng với sản phẩm hàng hoá cung ứng. Đó chính là sự phù hợp giữa chất lượng sản phẩm, giá bán và khả năng thanh toán của khách hàng. Về mặt giá trị sử dụng, thị trường thừa nhận những lợi ích do sản phẩm hàng hố mang lại, lợi ích này được phản ánh ở thị hiếu, tập quán và tâm lý tiêu dùng. - Chức năng thực hiện: Sự thực hiện giá trị chỉ xảy ra khi quá trình trao đổi hàng hóa được thực hiện. Thơng qua chức năng thực hiện các hàng hóa dịch vụ mà hình thành giá cả hàng hóa.

- Chức năng điều tiết kích thích: Thơng qua các quy luật kinh tế (quy luật cạnh tranh, quy luậ giá trị, quy luật cung - cầu,...) thị trường thực hiện chức năng điều tiết kích thích của mình. Q trình này diễn ra ở cả hai thái cực là sản xuất và tiêu dùng. Với sản xuất, Thị trường tự phát điều tiết việc di chuyển vốn, lao động sang các ngành sản xuất có nhu cầu xã hội lớn và lợi nhuận cao. Thị trường có thể khuyến khích hoặc hạn chế sự phát triển của một ngành sản xuất nào đó. Từ đó tạo ra sự cân đối cung - cầu về một loại hàng hoá, thay đổi cơ cấu sản xuất của các ngành và các vùng lãnh thổ. Sự điều tiết của thị trường buộc các nhà kinh doanh phải tiết các chi phí sản xuất và chi phí lưu thơng hàng hóa, góp phần tiết kiệm chi phí lao động xã hội. Với tiêu dùng, thị trường điều tiết việc tiêu dùng các sản phẩm xã hội. Thị trường có thể làm thay đổi mặt hàng kiệm . tiêu dùng cũng như cơ cấu tiêu dùng của dân cư. Với tác động của thị trường, người tiêu dùng sẽ cân nhắc, tính tốn để gia tăng lợi ích của mình cũng như sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả các nguồn lực của xã hội.

- Chức năng thông tin: Thị trường như một “phong vũ biểu” phản ánh đời sống kinh tế,chính trị và xã hội trong từng thời kỳ. Thị trường là nơi chứa đựng các thông tin cần thiết cho cả người sản xuất và người tiêu dùng. Đối với người sản xuất, quá trình nghiên cứu thị trường giúp họ nắm bắt các thông tin về thị trường như: Số lượng, cơ cấu của cung cầu hàng hoá, đặc điểm tiêu dùng của dân cư, khă năng thanh tốn của khách hàng, giá cả thị trường, tình hình cạnh tranh, mơi trường chính trị và pháp luật có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh,... để từ đó họ đưa ra quyết định

86

sản xuất - kinh doanh hữu hiệu nhất. Đối với người tiêu dùng, thị trường là nơi đáp ứng các lợi ích nhằm thoả mãn nhu cầu của họ. Người tiêu dùng sẽ được thị trường cung cấp thơng tin về hàng hố, dịch vụ, giá cả,... Mặt khác, thị trường còn là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, là môi trường truyền tin giữa hai chủ thể. Người sản xuất thơng qua thị trường có thể giới thiệu, quảng bá sản phẩm của mình con người tiêu dùng thông qua thị trường phản ánh nhu cầu, nguyện vọng của họ.

Ngoài ra, thị trường cịn kiểm tra, đánh giá trình độ, năng lực tổ chức quản lý của các nhà kinh doanh và cung cấp thông tin cần thiết cho các nhà quản lý.

* Kinh tế thị trường

Kinh tế thị trường thể hiện trình độ cao của nền kinh tế hàng hóa, tức là nền sản xuất, trong đó người sản xuất và cung ứng không phải chỉ để nhằm đáp ứng nhu cẩu của bản thân mình mà chủ yếu là đáp ứng nhu cầu của xã hội. Trong nền kinh tế thị trường, quan hệ hàng hóa – tiền tệ trở nên phổ biến và bao quát hầu hết các lĩnh vực hoạt động kinh tế.

Về mặt lịch sử, kinh tế thị trường là mơ hình kinh tế ở trình độ cao của cách thức tổ chức nền sản xuất xã hội. Thực vậy, nhân loại đã trải qua các mơ hình kinh tế khác nhau như:

- Kinh tế tự nhiên (kinh tế hái lượm): Con người lệ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên với cuộc sống hoang dã.

- Kinh tế tự cung, tự cấp: Sản xuất tự thỏa mãn trong các hộ gia đình, chưa có phân cơng lao động, chun mơn hóa, tự sản, tự tiêu, năng suất, chất lượng, hiệu quả thấp. Cơ cấu kinh tế điển hình là nơng nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp. Về trình độ, kinh tế tự cung, tự cấp phát triển cao hơn kinh tế tự nhiên nhưng vẫn chưa có quan hệ hàng hóa – tiền tệ hoặc chỉ có ở mức độ sơ khai.

- Kinh tế hàng hóa: Sản phẩm được sản xuất ra khơng phải để đáp ứng nhu cầu của người bán mà là sản xuất để bán. Tính chất hàng hóa của sản phẩm được thể hiện rõ nét và ngày càng đầy đủ. Cơ cấu ngành co bản của nền kinh tế là công nghiệp – nơng nghiệp – dịch vụ. Trình độ phát triển của cơng, nơng nghiệp đã có tiến bộ vượt bậc so với nền kinh tế tự cung, tự cấp. Mặt khác, sự xuất hiện của kinh tế hàng hóa đã làm cho các phạm trù liên quan đến thị trường xuất hiện và ngày càng mở rộng cả quy mô chiều rộng lẫn chiều sâu.

- Kinh tế thị trường: Là nấc thang phát triển cao của kinh tế hàng hóa, trong đó sản xuất chủ yếu để trao đổi, gắn liền với phân cơng lao động và trình độ chun mơn hóa. Khơng gian thịt rường đã được rộng mở cho sự lựa chọn, tư duy giá trị, hiệu quả trở nên phổ biến. Trong các mơ hình kinh tế, kinh tế thị trường là mơ hình tiên tiến, văn minh, nền kinh tế có động lực, có sự đua tranh, sản xuất gắn với nhu cầu. Trong nền kinh tế thị trường, cơ cấu các ngành, cơ cấu khi vực sản xuất, cơ cấu tiêu dùng về cơ bản đã được thay đổi vị trí, ngơi thứ. Nếu giai đoạn cuối của kinh tế hàng hóa phát triển, cơ cấu ngành cơ bản phổ biến là công nghiệp – nơng nghiệp – dịch vụ thì trong mơ hình kinh tế thị trường, cơ cấu phổ biến là công nghiệp – dịch vụ - nông nghiệp.

- Kinh tế thị trường hiện đại: Ngày nay, nền kinh tế thị trường đã phát triển đến giai đoạn cao, trong đó vừa có các quan hệ thị trường, vừa phải có sự điều tiết của

Một phần của tài liệu Bài giảng Khoa học quản lý - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 83 - 90)