Khái niệm, vai trò cán bộ quản lý trong nền kinhtế thi trƣờng a Khái niệm

Một phần của tài liệu Bài giảng Khoa học quản lý - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 55 - 59)

- Tổ chức: Tổ chức chính là đối tượng căn bản của quản lý Nhà quản lý làm việc

5.1.1. Khái niệm, vai trò cán bộ quản lý trong nền kinhtế thi trƣờng a Khái niệm

a. Khái niệm

Lao động là hoạt động có mục đích của con người, nhằm thoả mãn những nhu cầu về đời sống của mình, là điều kiện tất yếu để tồn tại, và phát triển của xã hội lồi người

Lao động ln được diễn ra theo một qui trình. Qui trình lao động là tổng thể những hành động của con người để hoàn thành một nhiệm vụ sản xuất nhất định. Xét về mặt vật chất, q trình lao động chính là sự kết hợp giữa 3 yếu tố: Tư liệu lao động, đối tượng lao động và lực lượng lao động mà trong đó con người sử dụng tư liệu lao động tác động lên đối tượng lao động nhằm tạo ra các sản phẩm hàng hoá đáp ứng nhu cầu xã hội. Về mặt xã hội, quá trình lao động được thể hiện ở các mối quan hệ qua lại giữa những người lao động với nhau trong lao động. Quá trình lao động được diễn ra dưới những điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau nhưng đều là quá trình kết hợp các yếu tố cơ bản của quá trình lao động.

Để quá trình kết hợp các yếu tố đó mang lại hiệu quả cao thì hoạt động của người lao động trong lĩnh vực quản lý có vai trị đặc biệt quan trọng. Lao động quản lý là một bộ phận của lao động xã hội được hình thành và phát triển gắn liền với quá trình phân cơng và hợp tác lao động. Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học và cơng nghệ trên phạm vi tồn cầu, lao động quản lý trở nên đa dạng và có vai trị quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp. Dưới góc độ chung nhất thì lao động quản lý là hoạt động của con người trong lĩnh vực quản lý hay nói cách khác đó là lao động của những người thực hiện chức năng quản lý trong một tổ chức nhất định.

Theo C.Mác, lao động quản lý là một dạng lao động đặc biệt của người lao động sản xuất để hoàn thành những chức năng sản xuất khác nhau cần phải có q trình đó. Lao động quản lý về cơ bản là hoạt động điều hành, phối hợp, chỉ đạo một tập hợp đông người liên kết với nhau trong một tổ chức nhất định nhằm đạt mục tiêu. Công việc quản lý trong một tổ chức không chỉ do một người đảm nhận mà là cả một bộ máy có sự phân cơng chun mơn hố sâu sắc, trong đó có những người làm nhiệm vụ quản lý trực tiếp, có những người làm các cơng việc phụ trợ tham mưu, giúp việc cho người quản lý.

Dưới giác độ của khoa học quản lý, hoạt động quản lý được hiểu là hoạt động điều hành, phối hợp, chỉ đạo một tập hợp đông người liên kết với nhau trong một tổ chức xác định nhằm đạt mục tiêu. Hoạt động quản lý gắn liền với một tổ chức, là quản lý của tổ chức. Lao động quản lý là yếu tố bên trong tổ chức. Đó là lao động của giám đốc và cán bộ quản lý doanh nghiệp, là lao động của những người trong bộ máy quản lý tổ chức.

55

+ Phương tiện của lao động quản lý là quyền lực. Người quản lý sử dụng quyền lực của mình (quyền lực hành chính, quyền lực kinh tế, ...) để điều khiển người dưới quyền mình thực hiện các cơng việc mà họ mong muốn đạt tới. Quyền lực mà người quản lý có được có thể do tổ chức giao phó hoặc do cấp trên ủy quyền.

+ Lao động quản lý đảm nhiệm chức năng chung do lao động xã hội hóa, lao động tập thể tạo ra. Như C.Mác đã nói, đó là chức năng của chức lao động tập thể khác với chức năng cụ thể của các khí quan của nó, là lao động của nhạc trưởng trong dàn nhạc. Nội dung của những chức năng chung của lao động hiệp tác chính là định hướng, tổ chức, phối hợp, kiểm tra trong cả hệ thống.

+ Lao động quản lý trong thời đại ngày nay đã mở rộng sang cả chức năng xác định và thay đổi mục tiêu, chiến lược, phương hướng hành động của tổ chức

Lao động quản lý theo nghĩa rộng là lao động của tất cả những người tham gia vào bộ máy quản lý bao gồm cả cán bộ lãnh đạo, các chuyên gia và cán bộ nghiệp vụ. Khái niệm lao động quản lý theo nghĩa rộng thường được sử dụng trong bố trí bộ máy quản lý và phân chia công việc quản lý.

Lao động quản lý theo nghĩa hẹp là lao động của những người trực tiếp làm chức năng quản lý trong bộ máy quản lý, bao gồm lao động của cán bộ lãnh đạo và một bộ phận nhân viên thừa hành tác nghiệp. Khái niệm lao động quản lý theo nghĩa hẹp được sử dụng khi nghiên cứu đặc điểm, nội dung của lao động quản lý.

b. Vai trò

Trong hoạt động kinh tế, cán bộ quản lý có vai trị quan trọng, là nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại trong phát triển kinh tế của hệ thống, của doanh nghiệp.

Ngày nay, lao động quản lý có vai trị ngày càng cao và trở thành một bộ phận quan trọng trong cơ cấu lao động xã hội. Ở nước ta trong giai đoạn chuyển sang nền kinh tế thị trường và tiến hành cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, vai trò của đội ngũ cán bộ quản lý ngày càng quan trọng, là một trong những nhân tố chủ yếu quyết định sự thành công hay thất bại của sự nghiệp đổi mới. Vai trị đó được thể hiện ở các mặt cơ bản sau:

Thứ nhất, cán bộ quản lý trực tiếp tham gia xây dựng đường lối đổi mới kinh tế của đất nước. Cán bộ quản lý đặc biệt là các cán bộ cấp cao và các chuyên gia là những người tham gia vào quá trình hoạch định đường lối, chiến lược, định hướng, chính sách phát triển kinh tế; xây dựng nên cơ chế và thể chế quản lý kinh tế của đất nước. Các cán bộ quản lý cùng với Nhà nước thiết lập những khuôn khổ chung cho thị trường hoạt động như hệ thống pháp luật, các chính sách kinh tế...để góp phần khắc phục các khuyết tật của thị trường và giúp cho thị trường hoạt động có hiệu quả hơn. Họ cịn giúp Nhà nước xây đúng đắn dựng đường lối, chiến lược phát triển kinh tế trong từng giai đoạn, từng ngành, từng lĩnh vực và từng địa phương, do đó đảm bảo cơng bằng xã hội và phát triển toàn diện nền kinh tế. Hơn thế nữa, họ còn là những người quyết định tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về kinh tế và lựa chọn cán bộ để

56

thực hiện có hiệu quả những nhiệm vụ quản lý và tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi trong thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước

Thứ hai, cán bộ quản lý trực tiếp thực hiện đường lối đổi mới trong lĩnh vực kinh tế, biến đường lối thành hiện thực trong cuộc sống, góp phần hồn thiện đường lối đó. Cán bộ quản lý là những người biến chủ trương, đường lối, chiến lược, chính sách, kế hoạch và các dự án phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước thành hiện thực. Họ sử dụng quyền lực Nhà nước để thực hiện nhiệm vụ quản lý và điều hành các hoạt động của nền kinh tế theo nguyên tắc tập trung dân chủ trong quá trình phát triển kinh tế đất nước và quản lý kinh tế ở phạm vi cả nước hay từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương cụ thể. Dựa trên cơ sở các chủ trương, đường lối, chiến lược,... phát triển kinh tế mà Nhà nước đưa ra, các cán bộ quản lý thực hiện việc phối hợp các quá trình quản lý kinh tế để điều chỉnh kịp thời những mất cân đối, những mâu thuẫn phát sinh trong quá trình quản lý giúp cho toàn bộ nền kinh tế vận hành đúng hướng và đạt được những mục tiêu đặt ra nhằm làm cho đất nước ngày càng phát triển.

Thứ ba, các cán bộ quản lý là người có thể thu thập được những nguyện vọng chính đáng và hợp lý của nhân dân, là cầu nối giũa Nhà nước với nhân dân và các tổ chức kinh tế. Công việc của họ gắn liền với cuộc sống của nhân dân, đôi khi họ phải làm việc trực tiếp với nhân dân, với các thành phần kinh tế để tìm hiểu mức sống và nguyện vọng của nhân dân, tình hình hoạt động và mong muốn của các thành phần kinh tế đối với Nhà nước. Trên cơ sở đó Nhà nước cùng các cán bộ quản lý tìm ra các giải pháp, chính sách thích hợp để phát triển kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân, tạo môi trường thuận lợi cho tất cả các thành phần kinh tế hoạt động.

Thứ tư, các cán bộ quản lý kinh tế giúp Nhà nước có thể sử dụng và khai thác có hiệu quả nhất các nguồn lực và cơ hội quốc gia. Trong quá trình vạch ra chủ trương, đường lối phát triển kinh tế trong cả ngắn hạn và dài hạn, họ có khả năng tổng hợp, phân tích các thơng tin thu thập được về thực trạng các nguồn lực, các điều kiện kinh tế xã hội, tiềm năng của đất nước,... để đưa ra các phương án hoạt động tối ưu nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực xã hội như tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động...Trong q trình thực hiện cơng việc quản lý Nhà nước đối với nền kinh tế, các cán bộ quản lý kinh tế chính là những người phát hiện ra những cơ hội và thách thức của đất nước trong tình hình mới. Trên cơ sở đó, họ cùng Nhà nước tìm ra những việc làm cụ thể nhằm hạn chế những nguy cơ, khó khăn có thể xảy ra kìm hãm đà phát triển của đất nước và nắm bắt những cơ hội, thời cơ để phát triển đất nước.

Thứ năm, cán bộ quản lý trực tiếp tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh để làm giàu cho từng doanh nghiệp nói riêng và cho đất nước nói chung.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế hiện đại, kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế ngày càng tăng vai trò của cán bộ quản lý ngày càng quan trọng trong việc phát triển hệ thống do:

+ Sản xuất xã hội ngày càng phát triển cả về lượng và về chất, cả chiều rộng lẫn chiều sâu, cạnh tranh quyết liệt trên thị trường. Vì vậy có nhiều phương án để giải quyết vấn đề dẫn đến việc lựa chọn phương án tối ưu của đội ngũ cán bộ quản lý là cả một vấn đề khó khăn và phức tạp

57

+ Tác động của các quyết định quản lý có ảnh hưởng đến đời sống kinh tế - xã hội vừa sâu sắc, vừa lâu dài, vừa có hiệu quả lớn, vừa để lại hậu quả nghiêm trọng đòi hỏi trách nhiệm cao của cán bộ quản lý cả về chất lượng lẫn tính khoa học của các quyết định quản lý.

+ Do Cách mạng khoa học ngày càng đổi mới và phát triển, sự tăng nhanh khối lượng tri thức và độ phức tạp của cơ cấu tri thức. Sự xuất hiện của hệ thống thông tin mới gồm cả thông tin quản lý đã và đang được mở rộng đòi hỏi đội ngũ cán bộ quản lý phải không ngừng thu thập và trau dồi kiến thức phải có khả năng, trình độ để xử lý các thơng tin để theo kịp với sự phát triển của nền kinh tế xã hội từ đó áp dụng vào quá trình sản xuất một cách có hiệu quả.

+ Đồng thời với ln có sự đổi mới trong bản thân hệ thống quản lý đòi hỏi cán bộ quản lý phải có khả năng phát huy nhân tố chủ quan, có bản lĩnh, tri thức, vừa đổi mới kiến thức, nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng quản lý, năng động thích ứng kịp thời với sự thay đổi trên cơ sở vận dụng đúng đắn các qui luật khách quan cũng như các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Đội ngũ cán bộ quản lý đóng vai trị quan trọng trong xây dựng và hồn thiện bộ máy nhà nước, quản trị các doanh nghiệp, trong hoạt động công vụ. Hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước nói chung và của hệ thống chính trị nói riêng xét cho cùng được quyết định bởi phẩm chất, năng lực và hiệu quả công tác của đội ngũ cán bộ quản lý. Chính vì vậy, đây là vấn đề cực kỳ quan trọng được Đảng, Nhà nước ta quan tâm trong suốt quá trình từ khi xây dựng nhà nước dân chủ nhân dân đến nay. Trong đội ngũ cán bộ quản lý, bộ phận tinh hoa, nòng cốt là lực lượng cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý nhà nước. Không phải ngẫu nhiên mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã đề ra nhiệm vụ xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức Nhà nước vừa có trình độ chun mơn và kỹ năng nghề nghiệp cao, vừa có giác ngộ về chính trị, có tinh thần trách nhiệm, tận tụy công tâm. Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII cũng đã đề ra mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức các cấp từ Trung ương đến cơ sở, đặc biệt là cán bộ đứng đầu, có phẩm chất và năng lực, có bản lĩnh chính trị vững vàng trên cơ sở lập trường giai cấp công nhân, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, bảo đảm sự chuyển tiếp liên tục và vững vàng giữa các thế hệ cán bộ, nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa giữ vững độc lập tự chủ, đi lên chủ nghĩa xã hội. Trong các nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, X, Đảng ta đều đề ra nhiệm vụ xây dựng cho được một đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu mới, trước hết là đội ngũ cốt cán của Đảng và Nhà nước các cấp, đặc biệt là ở cấp chiến lược, thật sự vững vàng về chính trị, có bản lĩnh, phẩm chất đạo đức và năng lực lãnh đạo.

Trong Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 - 2020 được thông qua tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Đảng ta đã đề ra 3 đột phá chiến lược, trong đó có “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao”. Chiến lược chỉ rõ: phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược, là yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mơ hình tăng

58

trưởng và lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất, bảo đảm cho phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững. Trong xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, chiến lược nhấn mạnh phải đặc biệt coi trọng phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi, lao động lành nghề và cán bộ khoa học công nghệ đầu đàn.

Trong quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 ban hành kèm theo Quyết định số 1216/QĐ-TTg, ngày 22-7-2011, của Thủ tướng Chính phủ cũng đề ra các quan điểm và mục tiêu phát triển nguồn nhân lực nhằm thực hiện thành công các mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020; phát triển nhân lực Việt Nam phải gắn liền với yêu cầu hội nhập quốc tế. Phát triển nguồn nhân lực nhằm bảo đảm nhu cầu về số lượng, cơ cấu và trình độ, đáp ứng yêu cầu nhân lực, thực hiện thành công đường lối cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, phát triển nhanh những ngành, lĩnh vực mà Việt Nam có lợi thế so sánh quốc tế; đồng thời nêu ra được những giải pháp phát triển nhân lực, hình thành đội ngũ nhân lực chất lượng cao theo chuẩn mực khu vực và từng bước tiến tới chuẩn mực quốc tế.

Như vậy, để thực hiện thành cơng sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, Đảng ta đặc biệt quan tâm đến xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý.

Một phần của tài liệu Bài giảng Khoa học quản lý - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)