Nội dung đổi mới cơ chế quản lý kinhtế

Một phần của tài liệu Bài giảng Khoa học quản lý - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 79 - 81)

- Tổ chức: Tổ chức chính là đối tượng căn bản của quản lý Nhà quản lý làm việc

b. Nội dung đổi mới cơ chế quản lý kinhtế

* Hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về kinh tế

Trong quản lý kinh tế, pháp luật thể hiện vai trị của nó trên ba phương diện sau đây:

Thứ nhất, pháp luật quy định chuẩn mực hành vi của các chủ thể tham gia trong hệ thống kinh tế, do vậy, nó xác lập hệ thống các quan hệ pháp lý cơ bản của xã hội.

Thứ hai, pháp luật là công cụ tạo môi trường kinh doanh, tự do cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp. Trong cơ chế thị trường pháp luật phải quy định cái gì khơng được làm, cái gì khi làm phải có điều kiện, cịn lại là những lĩnh vực, hoạt động được làm sẽ được pháp luật bảo hộ kinh doanh hợp pháp.

Thứ ba, pháp luật là công cụ cưỡng chế hành vi của các chủ thể kinh tế thuộc các thành phần kinh tế nếu như hoạt động kinh doanh của nó vi phạm pháp luật, làm tổn hại đến lợi ích của tồn xã hội.

Nền kinh tế thị trường càng phát triển thì hoạt động kinh doanh càng sôi động, quan hệ quản lý về mặt pháp luật càng phức tạp, do vậy cần rà soát, sửa đổi, bổ sung và xây dựng mới các văn bản pháp luật để hình thành khn khổ pháp lý cần thiết.

Quá trình hồn chỉnh hệ thống pháp luật về kinh tế cho đến nay đã thiết lập được về cơ bản khuôn khổ pháp lý của cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong thời gian tới cần tiếp tục hoàn thiện theo các hướng sau:

Một là, xây dựng và hoàn chỉnh một số luật mới ở những lĩnh vực chưa có luật hoặc mới chỉ ban hành các văn bản dưới luật hoặc luật cũ đã lạc hậu với tình hình thực tế.

Hai là, tích cực phổ biến pháp luật về kinh tế và áp dụng các biện pháp có hiệu lực để bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống.

79

Ba là, cải tiến quy trình ban hành pháp luật, phân biệt rõ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp từ Trung ương đến địa phương.

Bốn là, nâng cao hiệu lực hoạt động kiểm tra, giám sát đối với hoạt động của bộ máy quản lý và các cơ sở sản xuất – kinh doanh.

Việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế là một quá trình lâu dài, phức tạp, địi hỏi khơng những phải có quy trình soạn thảo khoa học, trình độ, năng lực cao của đội ngũ cán bộ có trách nhiệm mà cịn địi hỏi nâng cao nhận thức pháp luật của tồn dân, nâng cao tính dân chủ trong soạn thảo và thi hành pháp luật. Trong điều kiện hội nhập hiện nay, việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật trong một số lĩnh vực còn đòi hỏi phải phù hợp với luật pháp quốc tế.

* Đổi mới cơng tác kế hoạch hóa

Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, kế hoạch hóa vẫn là một cơng cụ quan trọng của cơ chế quản lý kinh tế và không ngừng được đổi mới và hồn thiện. Thị trường khơng đối lập với kế hoạch mà vừa là căn cứ, vừa là đối tượng của kế hoạch. Sự khác biệt với cơ chế cũ là ở chỗ kế hoạch chủ yếu mang tính định hướng, dựa chủ yếu vào các điều tiết vĩ mô đối với hoạt động kinh tế - xã hội, bảo đảm sự phát triển nhanh và bền vững của nền kinh tế.

Nội dung của kế hoạch Nhà nước trước hết bao gồm các mục tiêu kinh tế vĩ mô được luận chứng trên cơ sở khoa học như tốc độ phát triển, mức sống dân cư, việc làm, tỷ lệ lạm phát, cán cân thanh toán, thu, chi ngân sách Nhà nước, cơ cấu và các cân đối lớn. Đồng thời, kế hoạch bao gồm việc lựa chọn các phương án tối ưu, các nguồn lực bảo đảm cho sự phát triển kinh tế theo định hướng các mục tiêu kế hoạch. Các dự báo, cân đối, giải pháp, lập và giao kế hoạch đều phải tính đầy đủ các yếu tố của thị trường và bao quát được hoạt động của các thành phần kinh tế.

Trong những năm tới, đổi mới công tác kế hoạch hóa sẽ được thực hiện theo hướng:

Một là, xác lập rõ phạm vi của kế hoạch pháp lệnh, đồng thời nâng cao hiệu quả, hiệu lực của phần kế hoạch pháp lệnh trực tiếp cũng như trách nhiệm, quyền hạn của các cấp trong xây dựng và thực hiện phần kế hoạch này.

Hai là, nâng cao vai trò và hiệu quả của phần kế hoạch gián tiếp.

Ba là, tiếp tục hồn thiện quy trình và nâng cao chất lượng xây dựng và điều hành kế hoạch.

Bốn là, tăng cường, nâng cao chất lượng của hệ thống thơng tin, dựa báo, phân tích phục vụ cho cơng tác kế hoạch hóa.

Năm là, gắn kết q trình kế hoạch hóa với q trình ban hành pháp luật, chính sách kinh tế.

* Đổi mới và hồn thiện các chính sách kinh tế vĩ mơ, đặc biệt chú trọng chính sách tài chính tiền tệ

Chuyển sang kinh tế thị trường, Nhà nước với tư cách là chủ thể quản lý phải sử dụng một hệ thống chính sách kinh tế như chính sách thị trường, chính sách ruộng

80

đất, chính sách thu nhập, chính sách đầu tư, chính sách xuất nhập khẩu... Trong hệ thống chính sách kinh tế, chính sách tài chính tiền tệ đặc biệt quan trọng.

- Chính sách tài chính phải nhằm mục tiêu sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tăng tích lũy để tạo vốn đầu tư phát triển, bảo đảm các cân đối lớn về tài chính, bảo đảm quản lý thống nhất nền tài chính quốc gia.

Những mối quan hệ và cân đối lớn mà chính sách tài chính phải bảo đảm giữa tích lũy và tiêu dùng, giữa tài chính Nhà nước và tài chính doanh nghiệp, tài chính dân cư; cân đối ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương; giữa chi thường xuyên và chi đầu tư pháp triển, chi bảo đảm quốc phòng và an ninh; giữa huy động vốn trong nước và vốn nước ngoài; giữa vay nợ và trả nợ... Mục tiêu cuối cùng của chính sách tài chính trong giai đoạn sắp tới là tạo nên một nền kinh tế phát triển có hiệu quả, tiết kiệm, huy động mạnh vốn cho đầu tư phát triển từ nhiều kênh, nhiều nguồn.

Trong đổi mới chính sách tài chính phải theo hướng đơn giản, ổn định, cơng bằng, khuyến khích làm ăn cơng khai và hợp pháp, vừa bảo đảm các tỷ lệ cân đối tài chính quốc gia, vừa tạo môi trường lành mạnh, khuyến khích tích lũy, phát triển. Trong đổi mới phân cấn thu, chi ngân sách Nhà nước phải dựa trên cơ sở phân cấp thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, xã hội và phân giao rành mạch nhiệm vụ chi. Ngoài ra, thực hiện chế độ hạch toán, kiểm toán và chế độ kiểm tra, thanh tra, cơng khai tài chính cơng một cách chặt chẽ và có hiệu quả cũng là phương hướng quan trọng trong đổi mới chính sách tài chính.

- Chính sách tiền tệ có nhiều vụ góp phần tích cực ổn định sức mua đồng tiền, kiềm chế lạm phát, duy trì tỷ giá hối đối hợp lý, huy động và cho vay vốn hiệu quả.

Để thực hiện mục tiêu này, cần tiếp tục đổi mới hoạt động của hệ thống ngân hàng. Ngân hàng thương mại hoạt động theo cơ chế kinh doanh đầy đủ, ngân hàng Nhà nước chủ yếu thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực tiền tệ, hệ thống quỹ tín dụng nhân dân vó vai trị hỗ trợ thị trường tín dụng, phải được củng cố lại và phát triển mạnh hơn nữa.

* Giải quyết tốt các chính sách xã hội. Chúng ta phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh nên chính sách xã hội có vị trí hết sức quan trọng. Hơn nữa do trình độ cịn kém phát triển và khơng đồng đều, hậu quả chiến tranh nặng nề và daii dẳng nên nhiều vùng, nhiều gia đình cịn khó khăn, trong khi một số vùng và dân cư giàu lên nhanh chóng. Vì vậy, phải quan tâm đến việc thiết lập công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển, khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đơi với xóa đói, giảm nghèo. Thực hiện chính sách xã hội trong kinh tế thị trường không phải là bao cấp, ban ơn hoặc cào bằng, bình quân mà trước hết là phải thực hiện chính sách phân phối hợp lý, lấy phân phối theo lao động và hiệu quả kinh tế làm nguyên tắc chủ yếu, đi đôi với phân phối theo yếu tố sản xuất và phúc lợi xã hội, tạo công ăn việc làm, chăm lo y tế, giáo dục, chăm sóc giúp đỡ những người gặp hồn cảnh khó khăn, loại trừ triệt để và có kết quả nạn tham nhũng, bn lậu, kinh doanh trái phép.

Một phần của tài liệu Bài giảng Khoa học quản lý - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)