- Tổ chức: Tổ chức chính là đối tượng căn bản của quản lý Nhà quản lý làm việc
2.2. Phát huy nhân tố con ngƣời trong quản lý 1 Nhân tố con ngƣời trong quản lý
2.2.1. Nhân tố con ngƣời trong quản lý
Trong thực tế hoạt động quản lý nhất là hoạt động quản lý kinh tế, muốn có động lực phải giải quyết vấn đề thỏa mãn nhu cầu của người lao động và vì vậy trong mục tiêu phải chứa đựng những lợi ích về vật chất, về tinh thần mà người lao động được hưởng, phải phù hợp với ý chí, nguyện vọng của người lao động thì mới khuyến khích và tạo ra được động lực đúng đắn, thúc đẩy khơi dậy mọi tiềm năng của cá nhân, tập thể nhằm đạt những mục tiêu đề ra. Tuy nhiên việc xác định những yếu tố để tạo thành động lực thúc đẩy con người là một việc khó khăn vì con người là một thực thể phức tạp, động cơ của mỗi cá nhân là khá phức tạp và thường mâu thuẫn nhau. Ngày nay, các lý thuyết về động lực cũng đều coi lợi ích kinh tế là một động lực cơ bản thúc đẩy con người hoạt động bởi vì lợi ích kinh tế chính là nguồn thỏa mãn các nhu cầu cơ bản và là điều kiện góp phần đáp ứng các nhu cầu tinh thần của con người. Vì con người là tổng hợp các mối quan hệ xã hội nên lợi ích kinh tế con người khơng chỉ là lợi ích cá nhân mà cịn là lợi ích tập thể và tồn xã hội. Do vậy, phải coi lợi ích kinh tế khơng chỉ là động lực mà trước hết nó cịn là mục tiêu và mục tiêu cao nhất của công cuộc xây dựng đất nước là phát triển sản xuất và nâng cao đời sốngnhân dân. Trong hoạt động quản lý, lợi ích kinh tế phải được đặt ra ngay từ khi xác định mục tiêu của chiến lược, kế hoạch, chính sách và trong tồn bộ quá trình xác định biện pháp, tổ chức thực hiện. Đây là tiêu chuẩn để định hướng, chọn lựa, đánh giá, phân biệt đúng – sai, lợi – hại, hiệu quả hay không hiệu quả trong khi xem xét, đánh giá các phương án, kế hoạch, chính sách, đánh giá tình hình và kết quả hoạt động quản lý. Tuy nhiên, nếu chỉ có lợi ích kinh tế (với tư cách vừa là động lực, vừa là mục tiêu)
36
khơng thì chưa đủ vì con người ngồi nhu cầu cấp thấp (nhu cầu sinh lý, an ninh, an tồn) thì cịn có nhu cầu cấp cao (bao gồm nhu cầu xã hội được tôn trọng và tự thể hiện), thỏa mãn những nhu cầu này chính là từ động lực hành chính tổ chức và động lực tinh thần. Vì vậy, nhà quản lý phải hiểu đối tượng quản lý đang ở cấp độ nhu cầu nào để đưa ra các giải pháp phù hợp thỏa mãn nhu cầu và tạo động lực cho đối tượng nhằm đạt đến mục tiêu của hệ thống. Nếu chỉ quá chú trọng đến xem lợi ích kinh tế là mục tiêu, động lực cao nhất thì có thể sẽ dẫn đến sự lệch lạc về mục tiêu và động lực: quá quan tâm đến lợi ích vật chất và thu nhập, từ đó có thể làm phát sinh những hành vi trái pháp luật hoặc tạo ra hiện tượng con người chỉ làm việc vì tiền, quên đi mục tiêu khác tốt đẹp của con người, vì đồng tiền mà chà đạp lên đạo lý, tình cảm. Quản lý trong chế độ XHCN thì từ trong bản chất của mình đã ln ln là vì con người, đề cao và phát huy nhân tố con người, vì vậy xác định mục tiêu và động lực trong quản lý còn chú trọng đến sự thỏa mãn nhu cầu về tinh thần của con người, tạo điều kiện cho con người được cống hiến nhiều hơn để được hưởng thụ nhiều hơn, khuyến khích mọi năng lực sáng tạo của con người, khi đó hiệu quả cơng việc sẽ được đẩy lên rất cao. Quan điểm này đã được Đảng ta xác định rõ “Mục tiêu và động lực chính của sự phát triển là vì con người, do con người. Chiến lược kinh tế - xã hội đặt con người vào vị trí trung tâm, giải phóng sức sản xuất, khơi dậy mọi tiềm năng của mỗi cá nhân, mỗi tập thể lao động và cả của cộng đồng dân tộc.” (Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2000. Nxb Sự thật, HàNội, 2001, trang 4).
Quản lý là hoạt dộng rất đa dạng và toàn diện, liên quan đế nhiều lĩnh vực, nhưng suy đến cùng là khoa học và nghệ thuật phát hiện, nuôi dưỡng, khai thác tiềm năng của con người để phục vụ cho con người
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nước ta đặt con người vào vị trí trung tâm, lấy mục tiêu và động lực chính của sự phát triển là vì con người, do con người. Khoa học - kỹ thuật – công nghệ càng phát triển, người ta càng đề cao vai trò của con người, một mặt phục vụ con người tốt hơn, mặt khác cũng khai thác nhiều hơn sự sáng tạo của con người
Ngày nay, với những thành tựu và bước tiến kỳ diệu của khoa học và công nghệ, ngày càng chứng tỏ khả năng sáng tạo tiềm ẩn trong con người là vô tận. Những khả năng của con người, xét về thể lực là có giới hạn, nhưng về sức sáng tạo, khả năng trí tuệ, kỹ năng thì vơ hạn.
Trong những thập kỷ qua và tới đây, trên thế giới đã và đang phát triển mạnh mẽ xu hướng, trong đó mỗi con người và cộng đồng người tự phát hiện và khai thác những khả năng của chính con người với tư cách một sản phẩm kỳ diệu mà thiên nhiên đã sáng tạo ra.
Tiềm năng của con người cần thiết và có thể được xem xét ở từng cá nhân trong quan hệ với cộng đồng, nhưng đối với một tập thể, một đất bước thì cơ bản nhất là tiềm năng của tập thể của cả cộng đồng. Hơn nữa, trong thời đại hiện nay, mỗi tập thể, mỗi hệ thống nhỏ, mỗi quốc gia không thể phát triển trong sự cô lập mà phải phát triển trong sự tác động qua lại, trong sự liên kết, hợp tác mọi mặt với các hệ thống và các quốc gia khác. điều đó có nghĩa là tiềm năng phát triển của mỗi cộng đồng phải
37
được xem xét về mặt cộng đồng đó có tiềm năng phát triển như thế nào trong quan hệ phân công, hợp tác, cạnh tranh trong nước và quốc tế.
Quan tâm và phát huy nhân tố con người là đáp ững những nhu cầu chính đáng của con người, tạo điều kiện cho con người được cống hiến nhiều hơn để được hưởng thụ nhiều hơn. Con người ln ln có tính tự chủ cao trong mọi hoạt động, họ có khả năng sáng tạo vô cùng to lớn và là vơ tận, nhưng họ cũng có thể trở thành nhân tố phá hoạt không nhỏ. Chủ thể quản lý phải tạo mọi điều kiện thuận lợi và khuyến khích mọi năng lực sáng tạo của con người, làm sao cho mọi người được cống hiến ngày càng nhiều, để được đáp ứng ngày càng nhiều hơn các nhu cầu chính đáng cả trong đời sống vật chất và đời sống tinh thần.
Quản lý trong chế độ XHCN từ trong bản chất của mình đã ln ln vì con người. Điều đó vừa phù hợp với xu hướng của thời đại, vừa thể hiện bản chất ưu việt của chế độ XHCN.
Đảng ta ngay từ khi thành lập cho đến nay luôn đề cao vai trò của con người, ln đấu tranh vì đời sống vật chất và tinh thần của người lao động. Ngày nay, vai trò con người càng được đề cao hơn, được thể hiện rõ hơn trong đường lối đổi mới cũng như trong các biện pháp lãnh đạo của Đảng và quản lý của nhà nước. Xác định mục tiêu đúng đắn, sử dụng hợp lý các phương pháp để khơi nguồn động lực và giải quyết tốt mối quan hệ giữa mục tiêu và độngl ực trên cơ sở vì con người, do con người chính là những yếu tố giúp chủ thể quản lý và đối tượng quản lý đạt được hiệu quả cao và sớm đạt được những mục tiêu đã xác định. Điều đó cũng góp phần thực hiện tốt chủ trương của Đảng.