Giai đoạn thử nghiệm 1979 –

Một phần của tài liệu Bài giảng Khoa học quản lý - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 73 - 75)

- Tổ chức: Tổ chức chính là đối tượng căn bản của quản lý Nhà quản lý làm việc

6.2.2. Giai đoạn thử nghiệm 1979 –

Có thể coi Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khóa IV (tháng 9 năm 1979) là mốc khởi đầu công cuộc đổi mới quản lý kinh tế của nước ta. Tại Hội nghị này, lần đầu tiên, Đảng ta đưa ra quan điểm phát triển kinh tế hàng hóa, xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần, thể hiện ở những chủ trương cụ thể như “bỏ ngăn sông, cấm chợ”, “cho sản xuất bung ra”, thừa nhận sự tồn tại nhiều thành phần kinh tế. Những quan điểm mới đó ra đời trong bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội nước ta lúc đó cực kỳ khó khăn, sản xuất trong hầu hết các ngành đều đình đốn, đời sống nhân dân, cán bộ, lực lượng vũ trang quá khó khăn, một số cơ sở, địa phương đã tìm cách “xé rào”, phá bỏ thể chế cũ, tìm cách tự sản xuất và tiêu thụ để có thể ni sống người lao động.

Từ những quan điểm cơ bản của Nghị quyết Hội nghị lần tứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khóa IV, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiêu chính sách, thể chế mới nhằm khuyến khích phát triển sản xuất, lưu thơng háng hóa. Những chính sách tiêu biểu như: Chỉ thị số 357 của Chính phủ (ngày 3 tháng 10 năm 1979) cho phép nông dân được ni và mua bán trâu, bị và trâu bị được coi là hàng hóa; Chỉ thị số 100 của

73

Ban Bí thư (ngày 13 tháng 1 năm 1981) về Cải thiến cơng tác khốn, mở rộng khốn sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp; Quyết định số 25/CP (ngày 22 tháng 1 năm 1981) của Hội đồng Chính phủ Về một số chủ trương và biến pháp nhằm tiếp tục phát huy quyền chủ động sản xuất – kinh doanh và quyền tự chủ về tài chính của các xí nghiệp quốc doanh.

Từ đó, trong nền kinh tế nước ta xuất hiện tình huống tồn tại song trung hai cơ chế quản lý: Cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp tác động trong phần kế hoạch A và một phần kế hoạch B của các xí nghiệp và trong phần sản phẩm khoán của các hợp tác xã nơng nghiệp; Cơ chế tự do – có thể coi như thị trường sơ khai – tác động trong phần kế hoạch C và phần cịn lại của kế hoạch B của xí nghiệp, phần sản phẩm vượt khoán của nơng dân. Cũng từ đó bắt đầu một cuộc đấu trong cọ sát quyết liệt diễn ra trên hầu hết các lĩnh vực giữa hai cơ chế theo xu hướng xóa bỏ từng bước cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, xác lập cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.

Trên thực tế nền kinh tế nước ta, từ Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khóa IV (năm 1979), các quan hệ hàng hóa – tiền tệ được chấp nhận như một tất yếu khách quan, nhưng ở mức độ coi như mặt thứ yếu, bổ sung cho hệ thống kế hoạch pháp lệnh tập trung. Nhưng, chính từ sự chấp nhận đó đã thúc đẩy phá triển quan hệ hàng hóa – tiền tệ; đồng thời, đây được coi như quá tình thử nghiệm đổi mới và từng bước tổng kết, so sánh, chọn lựa, trong đó có cuộc đấu tranh khá gay gắt về tư tưởng, lý luận và chính sách. Chính từ thực tiễn tìm tịi, thử nghiệm đó mà Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã đi tới bước đổi mới căn bản, xem q trình chuyển sang nền kinh tế hàng hóa như bộ phận hữu cơ của quá trình sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Điều đó có nghĩa là, trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, về nguyên tắc, đất nước ta có thể bỏ qua giai đoạn phát triển chế độ tư bản chủ nghĩa, nhưng tất yếu phải kinh qua quá trình phát triển các quan hệ hàng hóa – tiền tệ. Qua nhiều thập kỷ trước đây, tư tưởng kinh tế xã hội chủ nghĩa mang nặng thành kiến, kiêng kỵ quan hệ hàng hóa và cơ chế thị trường, coi nó là biểu hiện thuộc tính của chế độ tư hữu và tư bản. Tư tưởng Lênin trong Chính sách kinh tế mới bị xem như bước lùi tạm thời bất đắc dĩ. Tư tưởng và thực tiễn đổi mới quản lý kinh tế từ năm 1979 cho thấy các quan hệ thị trường, quan hệ hàng hóa – tiền tệ cần phải được sử dụng để phát triển sản xuất.

Quá trình đấu tranh đổi mới quản lý kinh tế giai đoạn đầu ở nước ta cho phép khẳng định: Không phải chế độ kinh tế - xã hội chủ nghĩa thua chế độ tư bản chủ nghĩa, không phải con đường đi lên chủ nghĩa xã hội thua con đường phát triển tư bản chủ nghĩa, mà là kinh tế hiện vật thua kinh tế hàng hóa. Kinh tế hàng hóa khơng phải thuộc tính riêng có của chủ nghĩa tư bản. Với tư cách một quan hệ kinh tế khách quan, quan hệ hàng hóa và quan hệ thị trường đã có từ rất lâu trước chế độ tư bản chủ nghĩa, sẽ tiếp tục tồn tại và phát triển trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội cũng như trong chủ nghĩa xã hội. Các quan hệ ấy tồn tại và phát triển trong sự tác động qua lại với tất cả các quá trình kinh té khách quan khác. Tuy nhiên, bản chất kinh tế - xã hội của các quan hệ ấy thay đổi phụ thuộc vào hình thái kinh tế - xã hội trong đó nó tồn tạo và phát triển. Trong điều kiện trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ở nước ta còn thấp, lại phải trải qua chiến trang và chia cắt lâu dài, quá trình chuyển sang nền kinh

74

tế hàng hóa vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một q trình phức tập, đặc thù mang tính lịch sử - cụ thể.

Một phần của tài liệu Bài giảng Khoa học quản lý - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)