CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU 1 Hoạt động khởi động:

Một phần của tài liệu GIÁO án môn TOÁN lớp 3 kết nối TRI THỨC SOẠN NGANG TUẦN 1 18 (Trang 35 - 37)

1. Hoạt động khởi động:

- GV tổ chức cho HS hát bài Đàn vịt con.

- GV hỏi HS: + Trong bài hát có nêu một đặc điểm của điểm ở giữa và trung điểm, đó là đặc điểm nào?

+Khi nào điểm C là điểm ở giữa 2 điểm A và B? + Khi nào điểm O là trung điểm của đoạn thẳng MN?

2. Hoạt động thực hành – luyện tập: Bài 1.

- GV cho HS quan sát SGK rồi nêu yêu cầu của bài.

- HS dùng thước để kiểm tra và làm ý a. Sau đó lần lượt thực hiện các yêu cầu của ý b vào VTH.

- Một số HS chiếu bài làm của mình lên màn hình hoặc trình bày bài làm trong VTH.

- Các bạn nhận xét – GV kết luận. - HS đổi vở kiểm tra chéo.

Bài 2.

- GV HS quan sát SGK rồi nêu yêu cầu của bài. - HS thảo luận nhóm đơi rồi làm vào VTH.

- Một số HS chiếu VTH lên màn hình hoặc trình bày bài làm trong VTH. - Các bạn nhận xét – GV kết luận.

- HS chữa bài vào vở.

Bài 3.

- GV HS đọc bài trong SGK rồi nêu yêu cầu của bài. - HS HĐ nhóm 4 thực hiện yêu cầu của bài.

- Đại diện các nhóm giới thiệu sản phẩm của nhóm mình – GV nhận xét và biểu dương.

3. Hoạt động vận dụng : Bài 4.

GV tổ chức cho HS chơi trò “ Ai nhanh, ai đúng” để làm bài tập 4 Cách chơi: Khi quản trị hơ “Hãy nêu:

-Hình ảnh về điểm nằm giữa hai điểm nhìn thấy trong cuộc sống. - Hình ảnh về trung điểm của đoạn thẳng nhìn thấy trong cuộc sống.” HS dưới lớp giơ tay nhanh trả lời yêu cầu.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

................................................................................................................................. ................................................................................................................................. .................................................................................................................................

______________________________________________________________BÀI 20: ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 1 ( 1 Tiết) BÀI 20: ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 1 ( 1 Tiết)

Thời gian thực hiện: ngày … tháng … năm 2022 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Năng lực

- Thực hiện được cộng, trừ các số trong phạm vi 1000, nhớ được bảnh nhân chia cho 2 và cho 5.

- Xem được đồng hồ khi kim phút chỉ vào các vạch chia 1, 2, 3, …,11, 12. - Thực hiện phép tính với các số đo với đơn vị đo đã học.

- Xác định được trung điểm của đoạn thẳng. - Lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Vận dụng kiến thức đã học giải quyết bài tập. - Hoạt động nhóm.

2. Phẩm chất

- Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hồn thành nhiệm vụ. - Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: SGK, slide trình chiếu, máy chiếu đa năng.

- HS: SGK, VTH Toán 3, học liệu phục vụ cho tiết học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU1. Hoạt động khởi động: 1. Hoạt động khởi động:

GV cho HS nhắc lại những nội dung đã ôn tập trong chủ đề 1

2. Hoạt động thực hành – luyện tập: Bài 1: Đặt tính rồi tính

- GV cho từng HS tự đặt tính rồi tính vào vở. - 2 bạn cạnh nhau kiểm tra chéo kết quả làm bài.

- 3HS lên bảng thực hiện, các HS khác nhận xét.

- GV yêu cầu HS nêu lại các bước tính phép trừ 692 – 624.

Bài 2: Số?

- HS quan sát các máy tính, tìm hiểu cách tính của máy rồi tự điền số thích hợp vào ô trống.

- Cả lớp thống nhất kết quả.

Bài 3: Đọc giờ trên mỗi đồng hồ

- HS quan sát rồi tự điền số thích hợp vào ơ trống. - GV cho từng HS đọc giờ tương ứng với từng đồng hồ. - GV hỏi: Trường hợp nào thì ta nên đọc … giờ kém ... phút?

Bài 4: Số?

- HS tự làm bài.

- GV hỗ trợ những HS gặp khó khăn (Chú ý: Trường hợp đổi 1km = 1000m) - Cả lớp thống nhất kết quả.

- GV hỏi: Khi thực hiện cộng, trừ các số có đơn vị đo thì cần lưu ý điều gì? (HS: Lưu ý cộng, trừ các số cùng đơn vị đo).

3. Hoạt động vận dụng: Bài 5: Đ – S

- HS làm việc theo cặp.

- HS quan sát hình vẽ, sau đó xác dịnh tính đúng/sai của từng câu phát biểu. - HS giải thích cho nhau nghe tại sao đúng hoặc tại sao sai.

- GV cho 1 HS nêu kết quả điền Đ/ S và giải thích cho các bạn. - HS trong lớp nhận xét, bổ sung.

- GV yêu cầu HS vẽ ra giấy kẻ ô li các trường hợp: + Điểm C là trung điểm của đoạn thẳng AB.

+ Điểm C là điểm ở giữa A và B, nhưng không là trung điểm của đoạn thẳng AB.

+ Điểm C không là điểm ở giữa 2 điểm A và B. - GV cho 3 HS vẽ trên bảng, HS khác góp ý. * Củng cố

GV cho HS nhắc lại:

+ Các bước cộng, trừ có nhớ. + Cách xem đồng hồ.

+ Đặc điểm trung điểm của đoạn thẳng.

Một phần của tài liệu GIÁO án môn TOÁN lớp 3 kết nối TRI THỨC SOẠN NGANG TUẦN 1 18 (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(168 trang)
w