Trong quá trình giáo dục tổng thể, cũng như quá trình giáo dục của nhà trường, việc xác định mục tiêu hoạt động thực tế được coi là vấn đề quan trọng hàng đầu. Mục tiêu hoạt động thực tế chính là cái đích cần đạt được trong q trình giáo dục và dạy học ở nhà trường.
Trên cơ sở quán triệt mục tiêu GD&ĐT của Bộ công an, của nhà trường và mục tiêu hoạt động sẽ giúp cho học viên có được nhận thức sâu sắc, nắm chắc được mục tiêu tổng quát về phẩm chất và năng lực, trên tất cả các mặt kiến thức, kỹ năng và thái độ. Đặc biệt để đạt được mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách người CAND, nhà trường, giáo viên và mỗi học viên cần nhận thức rõ và xác định mục tiêu của hoạt động thực tế; xác định đây là con đường, cách thức để vận dụng tri thức, lý luận vào thực tiễn, là con đường để kiểm chứng chân lý, rèn luyện hình thành, phát triển năng lực và kỹ năng nghề nghiệp của người cán bộ CAND.
Để quản lý tốt mục tiêu hoạt động thực tế, đòi hỏi các chủ thể quản lý phải thường xuyên theo dõi, nắm bắt những biểu hiện tâm lý, đặc biệt là về động cơ, thái độ và tinh thần trách nhiệm của học viên trong quá trình tham gia hoạt động thực tế. Kịp thời định hướng, điều chỉnh, uốn nắn giúp học viên thường xuyên quán triệt tốt mục tiêu, yêu cầu đào tạo, mục tiêu hoạt động
thực tế của bản thân, từ đó khơng ngừng phấn đấu vươn lên để đạt được các mục tiêu đã xác định.
Đối với giáo viên của nhà trường, việc xác định đúng mục tiêu hoạt động thực tế có ý nghĩa rất lớn đối với quá trình đào tạo, đồng thời nó ln quan hệ mật thiết với việc lập kế hoạch tổ chức hoạt động thực tế cho học viên.
Cán bộ quản lý, giáo viên phải nắm vững chương trình đào tạo, các quy định của Bộ Cơng an về tổ chức hoạt động thực tế cho học viên, kế hoạch tổ chức hoạt động thực tế cho học viên của nhà trường theo. Trên cơ sở đó phổ biến, quán triệt, hướng dẫn cho học viên xây dựng kế hoạch hoạt động thực tế, phù hợp, sát thực và khả thi. Đồng thời tổ chức cho học viên thực hiện kế hoạch thực tế của cá nhân một cách nghiêm túc.
Việc thực hiện tốt kế hoạch tổ chức hoạt động thực tế là điều kiện để giáo viên sắp xếp thời gian, lựa chọn nội dung, phương pháp một cách chủ động, đồng thời bám sát được mục đích hoạt động thực tế đã xác định. Với ý nghĩa đó, quản lý tốt việc xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch thực tế sẽ góp phần trực tiếp nâng cao chất lượng, hiệu quả GD&ĐT của nhà trường, của ngành.