Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động thực tế của học viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt thực tế của học viên trường cao đẳng an ninh nhân dân i đáp ứng nhu cầu đào tạo giai đoạn hiện nay (Trang 100 - 102)

thực tế của học viên

* Mục tiêu của biện pháp

Kiểm tra, đánh giá là chức năng, đóng vai trị quan trọng trong cơng tác quản lý, kiểm tra, đánh giá là cơ sở để nhà quản lý có biện pháp tác động điều chỉnh kịp thời trong quá trình thực hiện kế hoạch, đồng thời rút ra được những vấn đề cịn tồn tại từ đó rút kinh nghiệm trong công tác tổ chức. Nếu làm tốt cơng tác kiểm tra, đánh giá thì hiệu quả của cơng việc sẽ được nâng cao.

Kiểm tra, đánh giá không chỉ là công cụ đo kết quả thực tế của học viên mà còn là cơ sở đánh giá chất lượng tổ chức hoạt động thực tế của nhà trường. Kiểm tra, đánh giá phải được quản lý, cải tiến đảm bảo khách quan, khoa học thì mới thực sự trở thành công cụ thúc đẩy hoạt động.

* Nội dung của biện pháp

Công tác kiểm tra, đánh giá phải được thực hiện xuyên suốt trong quá trình thực hiện kế hoạch. Từng giai đoạn của kế hoạch đều cần có kiểm tra và đánh giá xem quá trình thực hiện các giai đoạn, những tồn tại vướng mắc trong quá trình thực hiện. Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch, chuẩn bị kế hoạch và triển khai thực hiện kế hoạch.

Kiểm tra việc chỉ đạo thực hiện của giáo viên, ban cn sự lớp và ý thức tham gia của học viên trong quá trình thực hiện kế hoạch. Kiểm tra về mức độ tác động ảnh hưởng của kế hoạch đến học viên và để từ đó tìm hiểu về nhu cầu, hứng thú và nguyện vọng của học viên để có biện pháp điều chỉnh kịp thời cho các kế hoạch sau.

Đánh giá các nội dung, tiêu chí của kế hoạch một cách đầy đủ để nhìn thấy được những ưu điểm và hạn chế của các khâu trong quá trình thực hiện

kế hoạch ũng như những mặt mạnh và yếu của các lực lượng tham gia thực hiện kế hoạch từ đó có biện pháp tổ chức hoạt động thực tế hợp lý cho các lực lượng tham gia.

*Cách thức và điều kiện thực hiện biện pháp

Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp Phịng Bộ mơn Lý luận Chính trị và khoa học xã hội nhân văn, Phòng Quản lý học viên, Quản lý đào tạo, Phịng Khảo thí và kiểm định chất lượng GD&ĐT, giáo viên và học viên tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động thực tế.

Bộ mơn Lý luận Chính trị và khoa học xã hội nhân văn, Phòng Phòng Quản lý học viên là đơn vị trực tiếp chỉ đạo hoạt động thực tế của học viên tại các đơn vị địa phương, do vậy lãnh đạo bộ mơn, lãnh đạo phịng, giáo viên cần chủ động trong công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các kế hoạch.

Ban chỉ đạo thực tế, giáo viên Bộ mơn Lý luận Chính trị và khoa học xã hội nhân văn, giáo viên tham gia hướng dẫn thực tế và giáo viên chủ nhiệm tích cực, chủ động, phát huy vai trị, trách nhiệm của mình trong việc tăng cường kiểm tra, đánh giá hoạt động thực tế của học viên.

Công tác kiểm tra cần thực hiện xuyên suốt quá trình thực hiện kế hoạch, cần nhận xét đánh giá thái độ của các lực lượng tham gia, ý thức tham gia của học viên, giáo viên trong quá trình thực hiện kế hoạch. Phối hợp, lồng ghép các hình thức kiểm tra, đánh giá thường xuên, định kỳ, đột xuất; kết hợp việc kiểm tra, đánh giá của học viên với giáo viên… trong quá trình thực tế

Công tác kiểm tra và đánh giá ln đi với nhau, kiểm tra phải có đánh giá, yêu cầu của việc đánh giá cần khách quan, tích cực, mang tính xây dựng, việc đánh giá cần dựa trên các tiêu chí cụ thể để tránh đánh giá chủ quan, phiến diện. Việc thực hiện kiểm tra có thể được cán bộ giáo viên thực hiện kết hợp với quá trình chỉ đạo thực hiện kế hoạch, cần ghi chép, lưu trữ các nội dung kiểm tra một cách hệ thống để công tác đánh giá, rút kinh nghiệm được thực hiện đầy đủ và khoa học.

Các biện pháp quản lý hoạt động thực tế của học viên Trường CĐ ANND I là một hệ thống thống nhất. Trong đó, mỗi biện pháp đều có ý nghĩa, vai trị riêng; tuy nhiên, các biện pháp quản lý có quan hệ gắn bó mật thiết, tác động qua lại, hỗ trợ, bổ sung cho nhau và đều nhằm tới mục tiêu chung là nâng cao chất lượng hoạt động thực tế của học viên Trường CĐ ANND I. Chính vì vậy, khi thực hiện các biện pháp quản lý, phải chú ý đến mối quan hệ của các biện pháp, đặc biệt cần biết phối hợp, đồng bộ nhiều biện pháp trong hệ thống đa dạng, năng động của nó. Căn cứ vào điều kiện thực tế, có thể phát áp dụng, huy lợi thế của một biện pháp hoặc một nhóm biện pháp, nhưng về lâu dài, để đảm bảo mục đích quản lý thì khơng nên chia cắt và thực hiện đơn lẻ từng biện pháp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt thực tế của học viên trường cao đẳng an ninh nhân dân i đáp ứng nhu cầu đào tạo giai đoạn hiện nay (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)