học viên bảo đảm thiết thực, khả thi, hiệu quả
* Mục tiêu của biện pháp
Xây dựng được kế hoạch tổ chức hoạt động thực tế cho học viên nằm trong mối quan hệ biện chứng với hệ thống kế hoạch tổng thể, toàn diện của Nhà trường trong năm học. Bản kế hoạch chính là sự cụ thể hoá các mục tiêu, yêu cầu, nội dung, biện pháp tổ chức hoạt động thực tế cho học viên. Nó vừa là mục tiêu, vừa là phương tiện định hướng, điều chỉnh và thúc đẩy quá trình tổ chức hoạt động thực tế đạt kết quả cao.
Mọi hoạt động muốn đạt được mục tiêu đã định thì phải xây dựng được kế hoạch hoạt động. Do vậy, đây là giai đoạn đầu tiên và rất quan trọng trong công tác quản lý hoạt động thực tế cho học viên. Trên cơ sở phân tích thực trạng, những thuận lợi và khó khăn, căn cứ điều kiện thực tế để xác định mục tiêu, nội dung và các biện pháp phù hợp với thực tiễn.
* Nội dung của biện pháp
Trên cơ sở phân tích thực trạng, căn cứ vào điều kiện và những khả năng của Nhà trường, Ban Giám hiệu xác định rõ và lựa chọn chính xác mục tiêu tổ chức hoạt động thực tế cho học viên phù hợp. Từ đó xây dựng kế hoạch thực hiện các mục tiêu bao gồm: Thời gian, con người, nội dung, hình thức, biện pháp tổ chức hoạt động thực tế cho học viên và triển khai thành kế hoạch gắn với từng bộ phận, đơn vị, cá nhân cụ thể, phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương, nhà trường, quy định của Bộ Công an về việc tổ chức hoạt động thực tế, đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diên GD&ĐT.
Kế hoạch phải đảm bảo vừa mang tính khái quát vừa mang tính cụ thể và đảm bảo tính tồn diện, trong đó cần chú ý đến vai trị, chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận, đơn vị, cá nhân; xác định rõ mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức thực hiện; chuẩn bị và huy động các nguồn nhân lực, điều kiện đảm bảo cho hoạt động thực tế; cơ chế phối hợp với công an
các đơn vị địa phương; xác định rõ phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động thực tế...
* Cách thức thực hiện biện pháp
Khi xây dựng kế hoạch, nhà quản lý cần thực hiện các công việc cụ thể như sau:
Phân tích bối cảnh, điều kiện nhà trường, tình hình của các đơn vị địa phương, đặc điểm học viên là cơ sở để Ban Giám hiệu nhà trường, Bộ mơn Lý luận chính trị và khoa học xã hội nhân văn, nhà quản lý có cái nhìn khách quan, toàn diện và cụ thể về việc tổ chức hoạt động thực tế cho học viên hiện nay. Trong đó xác định được mục tiêu, các phẩm chất nhân cách cần hình thành phát triển ở học viên, phù hợp yêu cầu cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm và nhiệm vụ giáo dục của nhà trường.
Ban Giám hiệu, CBQL tiến hành khảo sát, đánh giá mục tiêu, hiệu quả tổ chức hoạt động thực tế trong những năm học trước; dựa vào điều kiện thực tế, định hướng phát triển của nhà trường, những yêu cầu cần đạt được theo quy định chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo, theo quy định về trình độ lý luận chính trị, kỹ năng nghề nghiệp.
Ban Giám hiệu, CBQL nghiên cứu, tình hình thực tế các địa bàn theo quy định, hướng dẫn của Bộ Công an và khả năng của nhà trường để định hướng xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt đọng thực tế cho học viên. Trong đó cần phân tích rõ tình hình an ninh trật tự, các điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội, tâm lý của quần chúng nhân dân của địa bàn. Các điều kiện đó phải đảm bảo phù hợp với điều kiện, khả năng của nhà trường về các vấn đề đảm bảo cho việc tổ chức hoạt động thực tế của học viên đạt hiệu quả. Trên cơ sở đó, nhà trường tiến hành hoạt động tiền trạm, xây dựng, thiết lập các mối quan hệ với địa phương, cùng nhau bàn bạc, phối hợp trong việc đảm bảo tổ chức hoạt động thực tế cho học viên.
Để đạt hiệu quả cao trong công tác tổ chức hoạt động thực tế và kết quả cao trong công tác quản lý hoạt động thực tế cho học viên, kế hoạch cần xác
định lựa chọn và phối hợp linh hoạt các hình thức, phương pháp tổ chức, chú trọng đến việc phát huy tính tự giác, chủ động của học viên.
Nhà quản lý cần chuẩn bị tốt và kỹ càng các điều kiện cần thiết đảm bảo chất lượng công tác thực tế như: Nguồn nhân lực, vật lực, tài lực...
Chủ thể quản lý cần quán triệt sâu sắc mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ thực tế và các quy định của Cục Đào tạo, Bộ Công an, vận dụng một cách khoa học, linh hoạt, sáng tạo vào thực tiễn nhà trường, hướng dẫn giáo viên và học viên xây dựng kế hoach thực tế của bản thân.
Các kế hoạch khi xây dựng và tổ chức thực hiện cần phải đảm bảo theo quy định của Bộ Công an, theo Hướng dẫn 6777/HD-X11 về tổ chức hoạt động thực tế cho học viên các trường CAND; các hoạt động thực tế được tổ chức ở địa bàn cơ sở phải căn cứ vào nội dung hoạt động thực hành chính trị xã hội, căn cứ vào đặc điểm địa phương và căn cứ vào nhiệm vụ công tác của học viên sau khi tốt nghiệp ra trường.
Quá trình triển khai thực hiện kế hoạch phải đảm bảo tính khoa học, tính khả thi, thể hiện ở sự bố trí, sắp xếp các cơng việc, xác định đúng cách thức tổ chức thực hiện từng nội dung, từng hoạt động giáo dục; mức độ hoàn thành và thời gian đảm bảo; xen kẽ giữa các nội dung, hình thức giáo dục có tính chất khác nhau.
* Điều kiện thực hiện
Xây dựng kế hoạch tốt giúp cho chủ thể quản lý dễ dàng thực hiện chức năng kế hoạch hóa của mình một cách thuận lợi. Kế hoạc phải xác định rõ mục tiêu, yêu cầu, nội dung quản lý; các kế hoạch phải tường minh, có tính khả thi, phải thống nhất, phù hợp với quá trình dạy học, phải được phê chuẩn và được phổ biến cho các lực lượng có liên quan trong nhà trường.
Hệ thống kế hoạch của các cấp trong nhà trường là một chỉnh thể thống nhất về mục tiêu từ tổ chức đến cá nhân, kế hoạch cấp dưới phải phục tùng kế hoạch của cấp trên; phải quán triệt sâu sắc mục tiêu giáo dục và kế hoạch của trên, vận dụng một cách khoa học của cấp mình, hướng dẫn tỉ mỉ cho cấp dưới.
Ban Giám hiệu nhà trường, nghiên cứu, quán triệt sâu sắc chỉ thị, nghị quyết của cấp trên và của nhà trường về hoạt động thực tế của học viên. Tổ chức triển khai cho khoa, bộ môn, tổ bộ môn, giáo viên, học viên xây dựng kế hoạch hành động cho phù hợp. Thường xuyên bám sát tình hình, ban hành và triển khai thực hiện các quyết định quản lý theo thẩm quyền. Tăng cường công tác kiểm tra, rút kinh nghiệm và điều chỉnh, bổ sung chương trình, kế