Nâng cao năng lực quản lý về tổ chức hoạt động thực tế cho cán bộ, giáo viên và học viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt thực tế của học viên trường cao đẳng an ninh nhân dân i đáp ứng nhu cầu đào tạo giai đoạn hiện nay (Trang 95 - 97)

cán bộ, giáo viên và học viên

* Mục tiêu của biện pháp

Năng lực quản lý, tổ chức hoạt động thực tế của cán bộ giáo viên và học viên ảnh hưởng rất lớn đến kết quả thực hiện hoạt động thực tế vì đây vừa là chủ thể, đồng thời cũng là đối tượng, là nhân tố chính trong việc tổ chức thực hiện cũng như tham gia trực tiếp vào hoạt động. Trong đó giáo viên là những người tham gia quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn thực tế và cán bộ các lớp là khâu trung gian trong công tác quản lý, đối thời cũng là người quản lý, tổ chức thực hiện; đây là hai đối tượng cần được đặc biệt chú ý vì đây là lực lượng chính tham gia trực tiếp vào cơng tác tổ chức, điều hành thực hiện kế hoạch. Thực trạng đội ngũ, cán bộ, giáo viên tham gia quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn học viên thực tế chưa được bồi dưỡng bài bản và đầy đủ về kỹ năng, năng lực tổ chức hoạt động thực tế. Do vậy, mục tiêu trọng tâm của biện pháp này chính là bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, giáo viên và học viên năng lực tổ chức hoạt động thực tế.

Mục tiêu chung là bồi dưỡng năng lực quản lý, năng lực tổ chức hoạt động thực tế, nhưng tùy thuộc vào từng loại đối tượng mà có những nội dung bồi dưỡng khác nhau. Cụ thể như:

Đối với cán bộ, giáo viên thì tập trung bồi dưỡng phương pháp quản lý, cách thức tổ chức, sắp xếp kế hoạch, tổ chức hoạt động thực tế một cách hợp lý, khoa học. Bồi dưỡng về công tác kiểm tra đánh giá, cách thức xử lý các tình huống bất ngờ có thể xảy ra trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch. Bồi dưỡng kỹ năng tham mưu cho các cấp lãnh đạo trong tổ chức thực hiện kế hoạch thực tế.

Đối với học viên cần tập trung chủ yếu ở hai nhóm đối tượng đó là: Ban cán sự lớp và Ban chấp hành chi đoàn cần, đây là lực lượng nịng cốt, có thể thay thế giáo viên hướng dẫn tham gia quản lý lớp, quản lý hoạt động thực tế của học viên một cách toàn diện, cụ thẻ và gẫn gũi nhất. Nội dung bồi dưỡng cần tập trung vào công tác xây dựng kế hoạch, kỹ năng phối hợp khi thực hiện kế hoạch, tham mưu cho chủ nhiệm lớp và cán giáo viên hướng dẫn, kỹ năng quản lý tập thể, kỹ năng thuyết phục, kỹ năng báo cáo...

* Cách thực hiện biện pháp

Đối với đội ngủ cán bộ giáo viên, đặc biệt là giáo viên Bộ mơn Lý luận Chính trị và khoa học xã hội nhân văn, giáo viên chủ nhiệm, cần tổ chức các buổi tập huấn các kỹ năng tổ chức hoạt động thực tế. Tập trung bồi dưỡng các kỹ năng về xây dựng kế hoạch, kiểm tra đánh giá, kỹ năng tham mưu, kỹ năng nắm và xử lý thông tin, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tổ chức và phối hoạt động, kỹ năng giao nhiệm vụ... trên cơ sở đó hình thành, phát triển năng lực quản lý chỉ đạo, nhất là quản lý chỉ đạo hoạt động thực tế của người giáo viên.

Tạo điều kiện để cán bộ giáo viên có cơ hội giao lưu, trao đổi kinh nghiệm trong công tác quản lý học viên, trong tổ chức hoạt động thực tế nhất là số giáo viên trẻ, ít kinh nghiệm thực tế, chưa có kinh nghiệm trong cơng tác quản lý lớp học, quản lý hoạt động thực tế.

Phòng Quản lý học viên, giáo viên chủ nhiệm, Ban Chấp hành đoàn trường cần phối hợp trong việc bồi dưỡng cho đội ngũ Ban cán sự lớp, Ban Chấp hành chi đoàn các kỹ năng tổ chức, xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch tổ chức hoạt động thực tê bằng các lớp tập huấn, các buổi họp tổng kết rút kinh nghiệm tổ chức các hoạt động hoặc hướng dẫn cụ thể qua các lần tổ chức các hoạt động cụ thể. Thông qua các buổi giao lưu với các trường CAND, với Cục Đào tạo, với các cục nghiệp vụ… để học hỏi kinh nghiệm tổ chức các hoạt động thực tế của các trường nhằm để nâng cao kỹ năng tổ chức, phong phú về hình thức và nội dung tổ chức các hoạt động thực tế.

* Điều kiện áp dụng của biện pháp

Ban Giám hiệu, lãnh đạo các bộ mơn, khoa phịng, trung tâm tổ chun mơn nhà trường cần có sự thống nhất, đồng thuận từ nhận thức đến hành động về công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nhận thức, năng lực cho đội ngũ giáo viên, học viên nhà trường.

Xây dựng mơi trường văn hóa sư phạm lành mạnh, dân chủ, đồn kết, kỷ cương, tình thương và trách nhiệm ở các bộ mơn, khoa phịng, trung tâm và tập thể sư phạm của nhà trường của nhà trường.

Các đơn vị chức năng, trực tiếp là Phòng Quản lý đào tạo, Phòng Hậu cần cần chủ động tham mưu cho Ban Giám hiệu về chương trình, kế hoạch bồi dưỡng, đảm bảo các điều kiện về vật chất, tinh thần cho hoạt động bồi dưỡng năng lực cho giáo viên và học viên.

3.2.5. Chuẩn bị tốt các điều kiện đảm bảo của hoạt động thực tế của học viên Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt thực tế của học viên trường cao đẳng an ninh nhân dân i đáp ứng nhu cầu đào tạo giai đoạn hiện nay (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)