cảnh đổi mới tồn diện GD&ĐT.
lộ trình, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng NLSP đảm bảo chất lượng.
3.2.3. Đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động thực tế cho học viên thực tế cho học viên
* Mục tiêu của biện pháp
Nội dung, hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động thực tế rất đa dạng và phong phú, do vậy để tạo sự hứng thú và phát huy tính hiệu quả của hoạt động thực tế thì trong cơng tác tổ chức cần luôn chú ý đến việc đầu tư đổi mới đồng bộ hoặc từng phần về nội dung, hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động thực tế để đạt hiệu quả cao.
Mục tiêu của việc đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp tổ chức chính là tạo tính hấp dẫn, lơi cuốn cho hoạt động và làm cho hoạt động đạt hiệu quả cao. Đồng thời tránh tình trạng nội dung thực tế dàn trải, thiếu trọng tâm, không phù hợp với nhiệm vụ GD&ĐT, quy định của Bộ Cơng an; hình thức và phương pháp mang tính cứng nhắc, máy móc, khơng phù hợp với nhu cầu của học viên và không tạo được động cơ, hứng thú của học viên.
* Nội dung của biện pháp
Khi xây dựng nội dung hoạt động, nhà quản lý cần nghiên cứu xu hướng phát triển của các loại tội phạm, tình hình an ninh trật tự địa bàn, điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội và quần chúng nhân dân ở địa phương để tổ chức các hoạt động phù hợp với đặc điểm, điều kiện đó và phù hợp với mục tiêu phát triển học viên. Do đó, nội dung thực tế phải mang tính kế thừa, bám sát thực tiễn sự nghiệp đổi mới GD&ĐT, phù hợp với điều kiện kinh tế - văn hóa
- xã hội của địa phương và phù hợp với những phẩm chất của người cán bộ trinh sát an ninh.
Nội dung tổ chức hoạt động thực tế của học viên phải xoay quanh những vấn đề cần thiết, nảy sinh từ các vấn đề như: Tình hình an ninh trật tự của địa phương, các vấn đề dân sinh, mục tiêu phát triển của địa phương, các chính sách xã hội của địa phương, các phong trào quần chúng, phong trào đền ơn đáp nghĩa, phong trào văn hóa văn nghệ, TDTT...
Phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động thực tế của học viên phải thực sự đa dạng, phong phú và linh hoạt; vận dụng các phương pháp, hình thức thực tế theo hướng kích thích tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học viên; tạo ra sự gần gũi, sự trải nghiệm và bằng trực quan hành động đối với học viên; đan xen các phương pháp, hình thức hoạt động để đảm bảo hài hòa giữa việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và việc tham gia thực hiện nhiệm vụ chính trị ở địa phương.
* Cách thức thực hiện của biện pháp
Khi tiến hành đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động thực tế, nhà quản lý cần thực hiện cụ thể như sau:
- Đổi mới nội dung tổ chức hoạt động thực tế:
Căn cứ vào mục tiêu đào tạo, chương trình thực hành chính trị xã hội của học viên, chương trình năm học của nhà trường lãnh đạo các Bộ môn Lý luận Chính trị và khoa học xã hội nhân văn, Phòng Quản lý học viên xây dựng kế hoạch hoạt động thực tế cho học viên theo kế hoạch học tập. Từ đó xác định mục tiêu hoạt động, lựa chọn các hoạt động và tiến hành xây dựng kế hoạch thực hiện, Dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo Bộ mơn Lý luận Chính trị và khoa học xã hội nhân văn, sự phối hợp của Phịng Quản lý học viên, Cơng an các đơn vị địa phương xây dựng các nội dung cụ thể cần tổ chức thực hiện cho học viên trong quá trình thực tế tại địa phương.
Việc xây dựng nội dung tổ chức cần bám sát yêu cầu thực tiễn của địa phương, mục tiêu tổ chức hoạt động thực tế, quy định của Bộ Công an, điều
kiện của nhà trường. Các nội dung tổ chức đảm bảo không bị trùng lắp, cần tập trung vào các vấn đề xã hội nổi bật của địa phương, các vấn đề phức tạp về an ninh trật tự, các vấn đề về thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các thế mạnh của địa phương…
Lãnh đạo Bộ mơn Lý luận Chính trị và khoa học xã hội nhân văn, Phòng Quản lý học viên, giáo viên tham gia hướng dẫn thực hoạt động thực tế của học viên luôn bám sát thực tế, sát sao trong công tác chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra đánh giá các hoạt động. Sau mỗi hoạt động Ban chỉ đạo thực tế của nhà trường cần họp lại để đánh giá xem việc tổ chức đã đảm bảo thực hiện đầy đủ các nội dung đã nêu trong kế hoạch hay chưa, còn thiếu nội dung nào và các ý kiến đóng góp cho nội dung chương trình để Ban chỉ đạo thực tế của nhà trường có hướng điều chỉnh thích hợp.
- Đổi mới phương pháp, hình thức thực hiện:
Đổi mới phương pháp và hình thức thực tế là một trong những giải pháp đột phá để tạo ra hứng thú, tính tích cực ở học viên góp phần nâng cao chất lượng hoạt động thực tế. Do vậy, vấn đề này cần được đặc biệt quan tâm, chú ý. Thực tiễn quá trình tổ chức hoạt động thực tế cho học viên trong những năm qua cho thấy, chất lượng hoạt động thực tế phụ thuộc rất lớn vào phương pháp, hình thức tổ chức của nhà trường, bởi chính trong hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động thực tế học viên mới nhận ra ý nghĩa, tác dụng thực tế tác này. Do vậy, trong quá trình thực tế, CBQL và giáo viên làm công tác hướng dẫn cần sử dụng các phương pháp, hình thức tổ chức mới, thiết thực, sinh động, ý nghĩa nhằm hướng đến và phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học viên; linh hoạt và đa dạng hóa các hình thức và phương pháp thực tế, trong đó tập trung vào các phương pháp và hình thức như: Hoạt động chính trị xã hội; hoạt động tham quan, trải nghiệm; hoạt động thiện nguyện; hoạt động giao lưu văn nghệ, TDTT; hoạt động kết nghĩa; hoạt động sinh hoạt trong gia đình; hoạt động lao động sản xuất... Từ đó học viên kết hợp hài hòa
giữa việc sinh hoạt cùng gia đình với việc tham gia các hoạt động xã hội một cách ý nghĩa, thiết thực và hiệu quả.
* Điều kiện thực hiện
Nhà quản lý cần nghiên cứu, nắm vững hệ thống lý luận về việc tổ chức các hoạt động sư phạm, hoạt động thực tế để xây dựng nội dung đảm bảo tính hiện đại, tính thực tiễn và có tính giáo dục cao.
Trong quá trình tổ chức hoạt động thực tế cho học viên, cán bộ, giáo viên hướng dẫn cần vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động phù hợp với điều kiện và hồn cảnh thực tế; khơng cứng nhắc, máy móc; trong quản lý giáo viên hướng dẫn cần tạo sự thoải mái, gần gũi để học viên tự giác tham gia.