Trong công tác quản lý hoạt động thực tế của học viên, lãnh đạo Cục Đào tạo, Ban Giám hiệu nhà trường, lãnh đạo các bộ mơn, khoa, phịng phải tìm ra các biện pháp quản lý phù hợp với thực tiễn sự nghiệp đổi mới toàn diện GD&ĐT nói chung và Bộ Cơng an nói riêng. Tính thực tiễn của các biện pháp quản lý phải đảm bảo phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, các nguồn lực,
môi trường và trên cơ sở tuân thủ nghiêm ngặt các qui định của Bộ GD&ĐT, Bộ Lao động thương binh xã hội và Bộ Công an.
Các biện pháp quản lý phải thể hiện và cụ thể hoá chủ trương, đường lối, quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước, Bộ Công an về đổi mới GD&ĐT. Đồng thời các biện pháp đó phải đảm bảo phù hợp với chế định giáo dục của ngành, của Bộ Cơng an trong q trình quản lý, muốn vậy phải xác định được định hướng chiến lược phát triển GD&ĐT hiện nay, các biện pháp cụ thể trong công tác quản lý hoạt động thực tế để nâng cao chất lượng GD&ĐT của nhà trường và của ngành.
Trong quá trình đề xuất và tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý, tổ chức hoạt động thực tế của học viên, nhà quản lý cần căn cứ vào các quy định của Bộ Công an, Cục Đào tạo và đặc biệt là thực tiễn yêu cầu cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm để tổ chức hoạt động thực tế theo yêu cầu công tác, chuyên môn giảng dạy, đảm bảo sự phù hợp giữa lý luận với thực tiễn, gắn mục tiêu đào tạo với thực tiễn xã hội.