Tác động từ cơ chế quản lý hoạt động thực tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt thực tế của học viên trường cao đẳng an ninh nhân dân i đáp ứng nhu cầu đào tạo giai đoạn hiện nay (Trang 39 - 40)

Chương trình đào tạo, cơ chế quản lý của nhà trường và của Bộ Công an là những thiết chế pháp lý, thống nhất, chính quy, đồng bộ, chặt chẽ có tác dụng chỉ đạo, điều khiển mọi hoạt động GD&ĐT của nhà trường, trong đó có hoạt động thực tế; là tiền đề cho việc xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động thực tế. Bao gồm: Hệ thống các văn bản về kế hoạch GD&ĐT; các văn bản, chỉ thị, hướng dẫn, quy chế, quy định và quyết định từ cơ chế tổ chức, quản lý hoạt động thực tế.

Trong hoạt động dạy học nói chung và hoạt động thực tế nói riêng, việc ban hành quy chế, quy định quản lý phải được tiến hành chặt chẽ và sửa đổi bổ sung theo yêu cầu mới. Quy chế, quy định quản lý hoạt động thực tế được nhà trường thực hiện theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, đúng theo chương trình khung của Bộ GD&ĐT, Bộ Cơng an quy định. Hoạt động thực tế được thực hiện theo đúng quy chế, quy định của Bộ Công an, sẽ đảm bảo cho việc thực tế của học viên đạt kết quả tốt.

Hoạt động thực tế của học viên các trường CAND hiện nay đang được thực hiện theo Hướng dẫn số 1664/X11(X14) của Cục Đào tạo - Bộ Công an về việc hướng dẫn các trường CAND tổ chức hoạt động thực tế của học viên và Hướng dẫn số 6777/HD-X11ngày 30/06/2014 của Tổng cục xây dựng lực lượng CAND và một số văn bản, quy định khác. Đây là cơ sở pháp lý có tác dụng chỉ đạo, điều khiển hoạt động thực tế của các trường CAND, các văn bản này chi phối ảnh hưởng đến kết quả tổ chức các hoạt động thực tế của nhà trường. Tuy nhiên, đôi khi cơ sở pháp lý này lại mang tính cứng nhắc, thiếu

linh hoạt, chưa sát với việc tổ chức thực hiện tại các đơn vị, nhà trường và ảnh hưởng đến chất lượng thực tế của học viên.

Để nâng cao chất lượng hoạt động thực tế, nhà trường cần phải thường xuyên quản lý việc thực hiện theo quy định, theo văn bản hướng dẫn nhưng cũng cần phải đảm bảo sự linh hoạt, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể. Bởi vì, quản lý hoạt động thực tế là quá trình phức tạp, thường xuên biến đổi theo thực tiễn sinh động của địa bàn.

Trên cơ sở các hướng dẫn, văn bản, quy định của cấp trên về hoạt động thực tế, nhà trường ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về quản lý hoạt động thực tế, nhà trường tổ chức quán triệt và giao nhiệm vụ cho các cơ quan, đơn vị trong nhà trường tổ chức thực hiện và kiểm tra công tác quản lý hoạt động thực tế. Thông qua hệ thống cơ quan tham mưu để điều hành, theo dõi các cơ quan, đơn vị tham gia thực hiện quản lý quản lý hoạt động thực tế và đôn đốc, nhắc nhở, điều chỉnh bằng nhiều hình thức biện pháp: Giáo dục, động viên, mệnh lệnh, khen thưởng, kỷ luật...Trong đó cần coi trọng các biện pháp mệnh lệnh hành chính, thực hiện Điều lệnh, chức trách, nhiệm vụ. Coi việc tham gia quản lý hoạt động thực tế là một nhiệm vụ trung tâm, là một tiêu chuẩn thi đua đối với các cá nhân, tập thể theo kế hoạch thực tế, theo học kỳ và năm học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt thực tế của học viên trường cao đẳng an ninh nhân dân i đáp ứng nhu cầu đào tạo giai đoạn hiện nay (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)