Tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ, giáo viên và học viên về hoạt động thực tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt thực tế của học viên trường cao đẳng an ninh nhân dân i đáp ứng nhu cầu đào tạo giai đoạn hiện nay (Trang 85 - 89)

cán bộ, giáo viên và học viên về hoạt động thực tế

* Mục tiêu của biện pháp

Đây là biện pháp có vai trị quan trọng, định hướng cho hành động của CBQL và giáo viên và học viên trọng việc tổ chức hoạt động thực tế, bởi nhận thức chính là cơ sở của hành động. Do vậy, cần tổ chức giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho các lực lượng về hoạt động thực tế của học viên để mỗi người thấy rõ vai trị, trách nhiệm của mình trong việc tham gia tổ chức hoạt động thực tế, góp phần nâng cao chất lượng GD&ĐT của Trường và của ngành.

* Nội dung của biện pháp

Đảng ủy, Ban giám hiệu Nhà trường cần tiếp tục quan tâm hơn nữa đến vai trò, ý nghĩa của việc xây dựng và triển khai các kế hoạch thực tế cho học

viên. Trên cơ sở kế hoạch, thường xuyên quan tâm, chỉ đạo các đơn vị chức năng chủ động, tích cực, trách nhiệm thực hiện có hiệu quả việc xây dựng và triển khai các kế hoạch thực tế cho học viên, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả tổ chức hoạt động thực tế cho học viên.

Ban Giám hiệu nhà trường cần tập trung tổ chức các biện tuyên truyền, giáo dục đến giáo viên, học viên về vị trí, vai trị, mục đích, ý nghĩa của việc tổ chức hoạt động thực tế. Từ đó, nâng cao ý thức trách nhiệm, tính hăng hái của giáo viên và học viên nhà trường trong quá trình thực hiện kế hoạch tổ chức hoạt động thực tế cho học viên nhà trường, đặc biệt tại địa bàn thực tế.

Bộ mơn Lý luận Chính trị và khoa học xã hội nhân văn, Phòng Quản lý Đào tạo, Quản lý học viên tham mưu cho Đảng ủy, Ban Giám hiệu và hướng dẫn các khoa, bộ môn, giáo viên về nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý hoạt động dạy học nói chung và quản lý hoạt động thực tế nói riêng.

Bộ mơn Lý luận Chính trị và khoa học xã hội nhân văn, Phịng Quản lý học viên tổ chức thực hiện các biện pháp tuyên truyền, giáo dục về các biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý hoạt động thực tế. Các cơ quan, đơn vị còn lại tham mưu cho Đảng ủy, Ban Giám hiệu bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất, cơ chế, điều kiện đảm bảo theo chức năng nhiệm vụ để nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý hoạt động thực tế.

Giáo viên tham gia hướng dẫn, chỉ đạo hoạt động thực tế cần tích cực, chủ động, nâng cao chất lượng, hiệu quả trong quản lý, tổ chức hoạt động thực tế, trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn; chuẩn bị chu đáo, cụ thể, tỉ mỉ tất cả các nội dung có liên quan đến tổ chức hoạt động thực tế.

* Cách thức thực hiện biện pháp

Tuyên truyền, giáo dục là làm cho mọi đối tượng nhận rõ chất lượng GD&ĐT, chất lượng QLGD có ý nghĩa tầm quan trọng đặc biệt trong sự nghiệp xây dựng lực lượng CAND, góp phần quyết định thành công của công cuộc xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Song song với việc tuyên truyền, giáo dục cần kiên quyết đấu tranh với những

nhận thức lệch lạc, chương trình hành động khơng cụ thể, khơng thiết thực, thiếu tính khả thi. Việc tổ chức thực hiện thụ động, thiếu sáng tạo, không kiên quyết, kiểm tra giám sát không chặt chẽ, sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm không kịp.

Tập trung tuyên truyền, giáo dục cho các thành phần tham gia QLGD có nhận thức thống nhất về cơ sở khoa học của việc nâng cao chất lượng quản lý hoạt động thực tế của học viên.

Công tác tuyên truyền, giáo dục tập trung vào làm rõ nhu cầu khách quan phải nâng cao chất lượng GD&ĐT, chất lượng quản lý hoạt động thực tế, tạo ra sự thống nhất nhận thức trong mỗi cá nhân và tổ chức tham gia đến quá trình quản lý thơng qua việc qn triệt quan điểm, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, Qui chế, hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, Bộ Công an, Cục Đào tạo và nghị quyết của các cấp.

Đảng ủy, Ban Giám hiệu, lãnh đạo các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức quần chúng trong nhà trường như Phịng Cơng tác Đảng, Cơng tác chính trị và cơng tác quần chúng, Đồn thanh niên, Hội phụ nữ, Cơng đồn nhà trường... tổ chức các hoạt động triển khai nghị quyết, kế hoạch của Đảng ủy nhà trường về hoạt động thực tế đến toàn bộ thành viên trong tổ chức mình. Các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức quần chúng cần tham mưu Đảng ủy, Ban Giám hiệu trong việc tổ chức đa dạng, phong phú các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, phong trào thi đua góp phần nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục của nhà trường về hoạt động thực tế.

Bộ mơn Lý luận Chính trị và khoa học xã hội nhân văn, Phòng Quản lý học viên thường xuyên tiến hành hoạt động tuyên truyền, giáo dục đối với cán bộ, giáo viên trong đơn vị, đối với học viên thông qua các buổi sinh hoạt lớp, câu lạc bộ, thi học sinh giỏi…

Cấp ủy, tổ chức đảng các cấp cần lựa chọn, xác định hình thức, biện pháp linh hoạt, sáng tạo, đa dạng, phong phú mới có thể đạt hiệu quả. Các hình thức, biện pháp chủ yếu thường được tiến hành thông qua tổ chức và

thông qua việc tự bồi dưỡng, tự rèn luyện của cá nhân. Trong giáo dục nâng cao nhận thức, cần tích cực, chủ động, có kế hoạch cụ thể, rõ ràng theo sự phân công, phân cấp, kết hợp chặt chẽ giữa cấp trên và cấp dưới, giữa tổ chức và cá nhân, thông qua thực hiện các nguyên tắc, chế độ, nề nếp sinh hoạt và hoạt động lãnh đạo của tổ chức đảng, tổ chức quần chúng, kết hợp chặt chẽ với công tác giáo dục chính trị, tư tưởng trong đơn vị.

Nhà quản lý cần lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, khai thác các nội dung, điều kiện có liên quan đến việc giáo dục, nâng cao nhận thức, định hướng nhận thức đúng đắn cho cán bộ, giáo viên; đánh giá việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ của từng đối tượng quản lý.

* Điều kiện thực hiện biện pháp

Ban giám hiệu, lãnh đạo các đơn vị chức năng, đặc biệt là Bộ mơn Lý luận Chính trị và khoa học xã hội nhân văn, Phòng Quản lý học viên, Phịng Cơng tác Đảng, Cơng tác chính trị và cơng tác quần chúng, các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức quần chúng xây dựng kế hoạch tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, học viên một cách khoa học, phù hợp với thực tiễn; trong công tác tuyên truền, giáo dục cần kết hợp hài hòa hoạt động thực tế với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị khác của nhà trường trong từng giai đoạn cụ thể.

Nhà quản lý tiến hành bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, năng lực tuyên truyền, giáo dục cho đội ngũ CBQL các cấp, nhất là đội ngũ CBQL giữ vị trí lãnh đạo đơn vị, tổ trưởng các tổ chuyên môn, lãnh đạo các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức quần chúng của nhà trường.

Ban giám hiệu nhà trường, Phòng Hậu cần cần đảm bảo tốt về thời gian, cơ sở vật chất, các điều kiện cần thiết phục vụ hoạt động tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, giáo viên.

Các tổ chức quần chúng, nhất là Đoàn thành niên, Hội phụ nữ, Công đồn cần phát huy tốt vai trị, trách nhiệm của mình, thơng qua hệ thống các

kênh thông tin của nhà trường như: Đài phát thanh, website, đặc san... để thực hiện các hoạt động tuyên truyền, giáo dục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt thực tế của học viên trường cao đẳng an ninh nhân dân i đáp ứng nhu cầu đào tạo giai đoạn hiện nay (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)