Yêu cầu quản lý về mục đích, nội dung, phƣơng pháp, phƣơng tiện hoạt động thực tế của học viên Trƣờng Cao đẳng An ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt thực tế của học viên trường cao đẳng an ninh nhân dân i đáp ứng nhu cầu đào tạo giai đoạn hiện nay (Trang 26 - 28)

phƣơng tiện hoạt động thực tế của học viên Trƣờng Cao đẳng An ninh

* Về mục đích

Trong cơng tác quản lý hoạt động thực tế của học viên, cần quán triệt thực hiện tốt mục đích của hoạt động thực tế, đây là cơ sở định hướng, xuyên suốt trong tồn bộ q trình tổ chức các hoạt động nhằm củng cố kiến thức, hình thành kỹ năng, bồi dưỡng thái độ của người cán bộ trinh sát an ninh. Cụ thể như sau:

Quản lý mục đích hoạt động thực tế của học viên là hướng đến củng cố nhận thức của học viên, giúp học viên có điều kiện so sánh, đối chiếu giữa kiến thức đã học với tình hình thực tế ở địa phương; bước đầu thâm nhập vào thực tế cuộc sống lao động, sản xuất thông qua việc tham gia hoạt động xã hội ở địa bản cơ sở; tạo điều kiện cho học viên gắn bó với nhân dân và bước đầu làm quen với công tác dân vận. Gắn lý luận với thực tiễn, tăng cường phối hợp chặt chẽ giữ nhà trường với chính quyền, Cơng an địa phương, góp phân nâng cao chất lượng cơng tác đào tạo; xây dựng hình ảnh và ấn tượng tốt đẹp về người chiến sỹ Công an đối với nhân dân.

Tất cả học viên hệ đào tạo chính quy tập trung tại các trường CAND đều phải tham gia hoạt động thực tế; việc tổ chức tham gia hoạt động thực tế của học viên phải kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục ý thức chính trị, phẩm chất đạo đức với rèn luyện kỹ năng sống và kỹ năng thực hành cho học viên, phù hợp với mục tiêu, yêu cầu đào tạo giai đoạn hiện nay; phải thực hiện đúng nội

dung hoạt động thực tế theo kế hoạch; chấp hành nghiêm quy định của pháp luật, quy chế, quy định của Bộ Cơng an, của Nhà trường và chính quyền địa phương nơi học viên đến thực tế.

* Về nội dung

Trên cơ sở quản lý mục đích hoạt động thực tế, nhà quản lý xây dựng nội dung của hoạt động đảm bảo các yêu cầu sau:

Tổ chức cho học viên nghe báo cáo thực tế về tình hình chính trị, kinh tế văn hóa, xã hội và an ninh trật tự; kết quả triển khai thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, Pháp luật của nhà nước tại địa phương.

Thực hiện phương châm “ba cùng” (cùng ăn, cùng ở, cùng làm) với nhân dân để nắm tâm tư, nguyện vọng và đời sống của người dân.

Học viên tham gia các hoạt động lao động sản xuất giúp nhân dân địa phương; tham gia các hoạt động xã hội, đền ơn đáp nghĩa, cứu trợ, cứu nạn khi thiên tai, bão lũ xảy ra và tham gia các hoạt động xây dựng nông thơn mới, các cơng trình thanh niên tại địa phương.

Học viên trực tiếp làm công tác dân vận, vận động nhân dân tham gia các phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, phong trào Toàn dân tồn kết xây dựng đời sống văn hóa và chương trình mục tiêu xây dựng nơng thơn mới; tun truyền giáo dục kiến thức về Quốc phòng - An ninh, ý thức chấp hành quy định của pháp luật về giao thơng và an tồn phịng, chữa cháy tại địa phương.

Học viên tham gia cùng với chính quyền cơng an địa phương và các đồn thể quần chúng thực hiện cơng tác tuyên truyền, đấu tranh phịng chống tội phạm góp phần giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội và tham gia giải quyết các vẫn đề an ninh, trật tự an toàn xã hội và tham giải quyết các vẫn đề an ninh trật tự tại địa phương khi có yêu cầu.

* Về phương pháp, phương tiện

Quản lý hoạt động thực tế là một khâu, một bộ phận của quản lý đào tạo, đồng thời hoạt động cũng là một bộ phận trong quá trình giáo dục học viên. Do vậy, nhà quản lý cần vận dụng các phương pháp nhằm phát huy tính

tích cực, chủ động, sang tạo của học viên; học viên là người chủ động, tự tổ chức, tự kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động theo mục tiêu đào tạo và mục đích của hoạt động thực tế.

Hệ thống những cách thức, biện pháp tác động của giáo viên đến học viên nhằm thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, mục tiêu, nội dung hoạt động thực tế đã xác định, sử dụng phương pháp tổ chức hoạt động thực tế phù hợp để làm tăng hiệu quả hoạt động thực tế. Phương pháp tổ chức hoạt động thực tế luôn đảm bảo nguyên tắc gắn lý luận với thực tiễn, học đi đôi với hành, dạy học bằng hoạt động thực tiễn... Trên cơ sở trực tiếp thực hiện các hoạt động do giáo viên phối hợp cùng chính quyền địa phương tổ chức để lĩnh hội tri thức, hình thành kĩ năng, thái độ và phát triển năng lực của người cán bộ trinh sát an ninh. Trong hoạt động này, người giáo viên giữ vai trò chủ đạo, là người tổ chức chương trình, lựa chọn hình thức, phương pháp, phương tiện và kiểm tra, đánh giá kết quả thực tế của học viên. Đồng thời, học viên phải tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo để tự tổ chức, tự điều khiển quá trình thực tế.

Hoạt động thực tế của học viên được diễn ra tại địa bàn cơ sở cấp xã, phường, thị trấn thuộc đơn vị cấp huyện, thị xã của các tỉnh, thành phố trong tồn quốc. Vì thế, vai trị chủ đạo là người hướng dẫn, tổ chức, kiểm tra, giám sát của giáo viên là đặc biệt quan trọng. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học viên tự tổ chức các hoạt động, tự tổ chức cuộc sống của cá nhân, học viên hoàn toàn độc lập, tự chủ và quyết định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt thực tế của học viên trường cao đẳng an ninh nhân dân i đáp ứng nhu cầu đào tạo giai đoạn hiện nay (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)